Thursday 22 July 2010

TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG NGÔI ĐỀN THIÊNG


TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG NGÔI ĐỀN THIÊNG

Tại sao phải xây dựng Ngôi Đền Thiêng

Điều trước tiên là đặt nền tảng vững chắc cho tôn giáo Đai Việt Thần Đạo
Đền Thiêng là nơi thờ Trời và các vị Thiên thần và Nhân Thần của Việt tộc
Đền Thiêng – tổng thể duy nhất như một Thánh đường Hồi Giáo. Một giáo đường Thiên chúa giáo hay của Bàlamôn giáo. Nơi đây thờ đấng tối cao là Trời- tức Thượng đế của người Việt. Thờ tất cả Thần thọai cổ tích huyền sử Việt từ Mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân đến tất cả các vị thần được sắc phong của vua trải qua các thời kỳ lịch sử cổ đại cho tới hiện đại (ghi chú theo sử liệu các vị thần của Trần Trọng Kim)
Trong khi từ xưa tới nay người Việt thờ Thần ở địa phương tất cả các nơi trong nước thì ngày nay được hệ thống đặt thành án thờ chung với 4 chữ Đại Việt Thần Đạo
Hệ thống từ Thượng đế - Thiên Thần- Nhiên Thần- Nhơn Thần và cả Thần Thoại - Thành ra một hệ thống thờ tự lớn - vĩ đại - để không như trước đây thờ ở Tứ xứ thập phương mà người Âu Châu hiểu lầm là tôn giáo Đa Thần như các thần ở Châu Phi trước kia.
Tư tưởng Đại Việt Thần Đạo là tư tưởng Nhất Thể Đa Nguyên - Tính. Tất cả chư thần đều qui tụ dưới chân đấng Tạo Hóa tối cao của dân tộc Việt - là Ông Trời
( mọi sự đều Nhất quán)

Ngôi đền Thiêng là một đại giảng đường lớn, ở địa phương ngoài các lăng tẩm, đền, đình miếu thờ thần ( để dân tự do tính ngưởng) thì lập một giáo đường Thần đạo - như nhà thờ của các tôn giáo khác. Cần các nhà kiến trúc ngày nay phát họa ra Đại Giáo Đường Đại Việt Thần Đạo và các giáo đường ở các địa phương cùng một hình thái giống nhau (thí dụ như Cao Đài có các Thánh Thất Cao Đài ở địa phương và Tòa Thánh Tây Ninh vậy)
Ngôi Đền Thiêng của Đại Việt Thần Đạo đã có viết và giảng rất nhiều trong bộ sách ĐV Thần Đạo rồi. Đó là cái gốc - nơi căn cơ cội nguồn để phát triển tôn giáo Chính thống người Việt xưa nay. Ban đầu xây dựng nhỏ gọn, sau có phương tiện thì xây dựng vĩ đại hơn.

Vài vật dụng nền tảng cho nghi thức Thần Đạo

Chúng tôi xin đơn giảng hóa vài nghi thức Đại Việt Thần Đạo - mong quí bạn lưu ý
1- Bàn thông thiêng : thờ Trời đất ở trước nhà- một tấm ván gỗ sạch sẽ, vuông chừng 5 tấc - đặt trên một cột như ( chùa một cột) nhưng là bàn thông thiêng như ở quê miền nam thờ và cúng nước, thấp hương buổi chiều
2- Ở đình miếu có Trống đại để đánh mở đầu các buổi lễ hội cúng Thần
( Thành Hoàng bổn cảnh) hoặc ở đền Thiêng - thờ Trời và chư thần
1) 3 hồi trống đại hoặc 3 tiếng kim khánh
2) 3 hồi trống đồng ( 12 cái)
3) 3 hồi chiêng ( là để thu quân hoặc báo hiệu chấm dứt lễ hội)

các dụng cụ nhạc khí này có 1 trống lớn nhất, 1 kim khánh lốn, 12 trống đồng vừa, 1 cái chiêng và các dùi trống. Thêm bộ trống võ Tây Sơn
3- Lễ hội điểm thêm Trống Võ Tây Sơn căn bản của Đại Việt Thần Đạo
4- Múa Nhật Nguyệt Linh Thần ( đoàn vũ công 36 vị)

No comments:

Post a Comment