Saturday 12 June 2010

ĐẠI VIỆT THẦN ĐẠO 01

MỞ ĐẦU


Người Việt có một nền văn hóa lâu đời ? Vâng !

Lâu đời là từ thửơ nào ? Và ta có một nền văn hóa lâu đời ấy , tại sao không thấy ai nhắc đến cốt lõi của nền văn hóa lâu đời này là triết lý , triết học và nhất là một nền tín ngưỡng chính thống ? có hay không ?

Nói đến một nền văn hóa , một tín ngưỡng chính thống mà thiếu căn cơ của một triết thuyết chẳng hóa ra người Việt chỉ có cái vỏ văn hóa bọc ngòai mà không có cái ruột bên trong . Tại sao thế ?.

Và ta cũng nên đặt ngược lại vấn đề quan trọng tối mật thiệt , tối thiết thân này . hỏi lại vấn đề ý niệm siêu hình và đạo học , Có hay không ? Hay chỉ đi vay mượn hết Đông sang tây đem về làm cái của mình ?

Thật ra câu chuệyn chính thống triết và chính thống giáo vốn dĩ đã có tự nghìn xưa và sừng sững phát triển đến ngày nay vô cùng vĩ đại như lịch sử tiến hóa - sinh tồn của dân tộc Đại Việt , không phải là nhỏ .

Câu chuyện bắt đầu từ dòng giống Việt thời thượng cổ - dòng Bách Việt ở phía Nam sông Trường Giang đến Bắc Việt cùa ta ngày nay , theo giáo sư Trần Lam Giang biên khảo và diễn dịch :


A.BÁCH VIỆT

GỐC NGUỒN , VĂN HIẾN BÁCH VIỆT VÀ SÁCH BÁCH VIỆT HIỂN CHÍ

Theo cuốn sách sọan từ thời nhà Minh , nhiều danh nhân ta tưởng người Hoa thật ra gốc Bách Việt : Thái Luận phát minh ra giấy viết , Âu Dã Tử rèn kiếm Thái A , Khuất Nguyên nhà thơ làm '' Ly Tao '' , đệ nhị tài tử của Trung Hoa ...

Nhân lọai dù sống ở bất cứ không gian và thời gian nào , cũng đều có chung yếu tính làm người ; cao cả vượt trên muôn lòai . Hòan cảnh sống với những điều kiện khác biệt đã khiến cho phong tục tập quán của mỗi xả hội có những nét riêng tư , độc lập , nhưng tựu trung , cốt lõi của đạo đức nhân bản vẫn đồng nhất với nền tảng là đức nhân . Đi vào đáy cùng giáo lý của những tôn giáo chính đáng sẽ chỉ còn tấm yêu sáng dục .

Trong cuộc đời thực tế , gian lao đối đầu với những khó khăn , xử trí dụng mưu nhiều khi thái quá , uể ỏai , lu mờ dần đức nhân , tình người rạn nứt , đưa đến những tranh đua , đố kỵ , đến cả chiến đấu hận thù . Người bi quan nhìn dòng lịch sử nhân lọai như lịch sử chiến tranh nối tiếp không thôi , qua từng thế hệ . Kẻ đi xâm chiếm , gây việc binh đao , dù có đeo mặt nạ , dười hình thức giá trị nào , thực chất chỉ là tranh quyền cướp lợi , tồi tàn , đê hạ.
Phương Đông , học thuyết Đại Đồng nhân bản lấy nhân làm nền tảng , lấy Nghĩa làm chất liệu , lấy lễ làm trật tự , lấy Trí làm ánh sang soi đường , lấy Tín làm quy ước xử thế , nhằm đưa nhân lọai đến một xã hội hài hòa lẽ sống tình người , không đấu tranh sân hận , không phân ly giai cấp , không giành giật lợi quyền .Học thuyết này được đề xướng hơn 2500 năm nay , xã hội Đại đồng vẫn chưa một lần thành tựu .
Dọc hơn 2500 năm ấy , nhân lọai có tiến hóa về văn minh vật chất nhưng tuyệt nhiên không một bước tiến hóa về văn hóa nhân sinh . Nhân lọai nếu không níu vào cái phao đạo đức hoặc tôn giáo đã có từ thời xưa xa thẳm để tâm hồn được sống thì hẳn đã chết đuối trong bể vật chất phi nhân .
Các thế lực quản trị Trung Hoa , qua nhiều triều đại , đã nhân danh học thuyết Đại Đồng nhân bản , gian ngoan với mặt nạ ‘’ tình bốn bể là nhà ‘’ , ‘’nghĩa bốn bể là an hem ‘’ , dung bạo lực đem ách đô hộ đè lên các nước nhược tiểu , dân các nước ấy phần bị tàn sát , phần bị đồng hóa để cho Trung Hoa mở rộng biên cương . Bách Việt cũng không tránh khỏi dòng cuồng lưu tham tàn ấy . Cho đến bây giờ , dân vùng Mân Việt , Âu Việt , tây Việt , tuy có biết tổ tiên xa xưa thuộc dòng Bách Việt , nhưng than phận đã lẩn chìm vào Tàu . nay tuy có những nhóm nhỏ nhoi , được thành lập Hội Bách Việt Dân Tộc Sử Nghiên Cứu Hội , tác phẩm giá trị ấn hành ít ỏi nghèo nàn .Chúng tôi được thân bằng vì tình tri ngộ gửi tặng hai bộ : Bách Việt Dân Tộc Sử Luận Tập và Bách Việt Dân Tộc Sử , Mỗi bộ được Trung Quốc Xã Hội Khoa Học Xuất Bản Xã in 1.000 cuốn . Con số 1.000 cuốn sách phát hành trong một nước có trên 1 tỷ người , bằng 1/3 dân số trên thế giới , khác gì đem một thìa muối đổ xuống biển khơi ! Công trình nghiên cứu của Hội này chỉ như một cung tơ nức nghẹn giữa muôn ngàn tiếng trống . Chỉ duy Lạc Việt tức Việt Văn Lang vượt thắng những ba đào lịch sử , tồn tại làm một nước độc lập , giữ được nguyên vẹn dân tộc tính như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại Cáo ‘’ Như nước ta từ trước , vốn xưng văn hiến đã lâu . Sơn hà cương vực đã chia , phong tục Bắc nam cũng khác ‘’ ( Bắc chhỉ Trung Hoa , Nam chỉ Việt Nam )
BÁCH VIỆT CHUNG MỘT GỐC NGUỒN
Chữ Việt có hai cách viết bằng chữ Nho : một thuộc bộ tẩu và một thuộc bộ mễ.
Chữ Việt bộ tẩu biểu tượng cho ý nghĩa cao quý dấn thân , khai phá những nơi còn âm u tăm tối bằng ánh sáng văn hóa tình người , dựng nên xã hội định cư ấm cúng , với nền văn minh tồn trữ , káhc biệt với nền văn minh du mục của người phương Bắc.
Chữ Việt bộ mễ biểu tượng ý nghĩ định cư khai khẩn đất hoang , be bờ dân nước , làm thành một nền văn minh nông nghiệp , có tính cách tồn trữ , cao cả vượt trên cả các bộ tộc còn lang thang đây đó mưu việc sinh nhai .
Vì chữ Việt có hai cách viết khác nhau , đã có người lầm tưởng Việt bộ tẩu là Việt Nam ta , Việt bộ mễ là dân Việt ở Vùng Quảng Tây , Quảng Đông , Phúc Kiến , Triết Giang …
Theo Bách Việt Tiên Hiền Chí , một bộ Lĩnh nam Di Thư quý báu được sử quán Nhà Minh khắc in trọn bộ , góp vào Nghệ Văn Chí , làm sử liệu chính xác , các nhà viết sử nương tựa vào để trích dẫn hoặc dẫn chứng Việt bộ tẩu và Việt bộ mễ là một .
Theo Khang Hy tự điển , bộ tự điển nghiêm túc được văn học giới Trung Hoa tin tưởng , Việt bộ Tẩu và Việt bộ mễ là một . Theo Từ Hải , bộ bách khoa từ điển của Trung hoa , Việt bộ tẩu và Việt bộ mễ là một , vậy phân biệt hai cách việt của chữ Việt và gán cho mỗi cách viết mang một ý nghĩa khác nhau chỉ là tưởng tượng mơ hồ của người hay chữ lỏng , nếu không phải là chủ trương phân ly Bách Việt của kẻ có ý đồ đen tối .

Về thủy tổ bách việt truyền khẩu cũng như sử sách Việt Nam đều đồng nhất . cáhu ba đời của vua Thần Nông là Đế Minh đi tuần du pgương Nam đế Ngũ Lĩnh , gặp nàng vụ tiên ( nàng tiên đẹp , cần mẫn , nết na ) lấy nhau sinh ra Lộc Tục . Lộc tục có thánh đức , Đế Minh muốn truyền ngôi . Lộc tục cũng khiêm không dám nhận . Đế Minh bèn truyền ngôi cho con trưởng là Đế Lai làm vua Phương Bắc , phong Lộc tục làm vua Phương Nam . Lộc Tục xưng là Kinh Dương Vương ( vua châu Kinh và châu Dương ) đặt quốc hiệu là Xích Quỷ .

Nước Xích Qủy bắc giáp Động đình Hồ , Nam giáp nước Hồ Tôn , tây giáp Ba Thục , đông giáp bể Nam Hải . Vua lên ngôi năm Nhâm Tuất ( 2879 trước kỷ nguyên Tây Lịch ).

Kinh Dương Vương kết hôn với nàng Long Nữ , con gái vua xứ Động đình sinh ra Sùng Lãm .

Sùng Lãm nối ngôi xưng Lạc Long Quân , kết hôn cùng nàng Âu Cơ con gái vua Đế Lai , sinh được trăm trứng , nở thành trăm con trai . Một hôm Lạc Long Quân bảo bà Âu Cơ : ''Ta là dòng dõi rồng , nàng là dòng dõi tiên , ăn ở với nhau lâu không được . Nay được trăm con trai , nàng hãy dẫn 50 con lên núi , ta dẫn 50 con xuống miền Nam Hải . Dù ở đâu cũng không được bỏ nhau ''.

Con trưởng được dựng lên làm vua , đổi quốc hiệu là Văn Lang , xưng là Hùng Vương , truyền được 18 đời , đến năm Quý Mão ( 258 TCN ) thì mất về nhà Thục .

Một trăm con trai của Lạc Long quân và bà Âu Cơ là tổ của Bách Việt .

Đọan sử trên hàm chứa nhiều ẩn dụ mang sắc thái huyền thọai . Đó là điều thường gặp nơi cổ sử của các dân tộc Á cũng như Âu . Lý giải theo nghĩa của ngôn từ này sẽ đưa đến nhiều kết luận khác biệt . Trong phạm vi bài viết này , chúng tôi chỉ giải thích nghĩa hai quốc hiệu Xích QủyVăn Lang .

Xích Quỷ : Xích là màu đỏ , màu của lửa , cũng là màu được dùng để chỉ phương Nam biểu tượng cho lòng nhân ấm áp tình người . Thành ngữ xưa có câu : '' NAm phương hỏa đức thịnh '' , nghĩa đen là phương Nam thịnh về đức lửa . Nghãi bóng là nam phương giàu lòng nhân . Thần sao Nam tào được giữ gìn sổ sinh ( sổ ghi về sự sống , tuổi thọ của mọi người trên mặt đất ) là một vị văn quan mặt đỏ .

Đọan Trung Dung sau đây nói minh bạch về lòng nhân của phương Nam : Tử lộ vấn cường . Tử viết '' Nam phương chi cường dư? Bắc phương chi cường dư ? Ức nhi cường dư ? Khoan dung dĩ giáo , bất báo vô đạo , nam phương chi cường dã , quân tử cư chi . Nhậm kim cách , tử nhi bất yếm , Bắc phương chi cường dã , nhi cường dã cư chi '' Nghãi là : Thầy Tử Lộ hỏi về sức mạnh . Khổng Tử nói : '' Sức mạnh của phương Nam ư ? Đem lòng rộng lượng hiện hòa để giáo hóa người , dẫu đối với kẻ vô đạo cũng không báo thù báo óan , đó là sức mạnh của phương Nam . Nừoơi quân tử ở đấy , mặc giáp cầm gươm , xông pha đánh giết , đến chết cũng không ngán , đó là sức mạnh của phương Bắc , Người cường bạo ở đấy ''

Qủy : Thiên lễ vận nơi Lễ ký có ghi câu '' Trình bày dâng lên qủy thần '' , Lại chú giải : '' qủy al2 nơi linh hồn tinh anh trở về ''

Thiên Đoan Thiên nơi sách Liệt tử có viết : '' các tinh thần lìa hình thể đều trở về nơi chân thực nên gọi là quỷ , Nơi qủy trở về là nơi cư ngụ chân thật của mình ''.

Qủy còn là tên vị sao sắc trắng trong nhị thập bàt tú .

Như vậy , Xích Quỷ có nghĩa là '' Khi sống , lấy đức nhân mà hành xử việc đời . Khi chết trở về nơi chân thực , vĩnh cửu '' . Đồng thời cũng hàm chủ ý nghĩa về địa dư : Nườc ở phương Na , sao Qủy xác định địa giới .

Văn Lang : Chữ Văn có nhiề ý nghãi phức tạp và khác biệt , Chúng tôi chọn nghĩa chữ '' Văn '' nơi sách Sử Ký và sách Luận Ngữ .

Theo '' Sử ký thụy pháp '' ( chương viết về phép đặt tên thụy , tức tên mà người sống xét phẩm cách của người chết mà đặt cho ) có ghi : '' Kinh vĩ thiên địa viết văn . Đạo đức bác văn viết văn . từ huệ ái dân viết văn . Mẫn dân huệ lễ viết văn . Nghĩa là : '' Dọc ngang trời đất gọi là văn . Đạo đức , nghe rộng gọi là văn . Chăm học , ưa hỏi gọi là văn . Hiền từ , thương xót yêu dân gọi là văn . Ban thưởng tước vị cho d6an gọi là văn '' .

Sách Luận Ngữ , chương Tử Hân có ghi lời Khổng tử khi Ngài bị người Ấp Khuông , một ấp thuộc nước Vệ đời Xuân Thu vây khốn vì ngộ nhận Ngài là ác nhân Dương Hổ : '' Văn vương ký một , văn bất tại tư hồ ? Thiên chi tương táng tư văn giã , hậu tử giả , bất đắc dư ư tư văn giã . Thiên chi vị táng tư văn giã . Khuông nhân kỳ như dư hà ? '' Nghĩa là : '' Văn vương đã chết , '' văn '' không do ta gánh vác hay sao ? Nếu trời muốn chôn vùi '' tư văn '' thì kẻ chết sau Văn vương là ta không được tham dự vào ''tư văn'' . Nếu trời chưa muốn chôn vùi '' tư văn'' thì người ấp Khuông làm gì được ta ? '' Tư văn theo Nho học là Đạo Trời . Chu Hy , học giả đời Tống chú thích : '' Đạo chi hiển giả vị chi văn '' nghĩa là đạo trời sáng tỏ gọi là văn '' .

Lang : chữ ''Lang '' gồm chữ '' lương '' là lương thiện bên bộ '' ấp '' là vùng đất . Do vậy , lang là vùng đất của người lương thệin hay đất nước của người lương thiện .

Văn Lang , quốc hiệu thời các Vua Hùng , hàm chứa ý nghãi : Vua mở tấm lòng giữa vùng trời đất , là bậc đạo đức cao nghe nhiều biết rộng . Đối với mình thì cố gắng học hỏi , mở mang trí thức . đối với dân thì hiền từ , yêu thương và biết giữ lễ với dân , lại có lòng xót xa nỗi vất vả mà nừoơi dân gánh chịu nân sáng sôốt ban thưởng cho người có công . Do vây , đã tạo nên đất nước trong đó có người dân sống đời lương thiện .
Sử là bộ môn khoa học nhân văn , đòi hỏi phải trung thực khách quan , ghi chép sử kiện của từng giai đọan một cách đầy đủ . Óai ăm , khi viết sử nước nhà , không ai có thể gạt bỏ hòan tòan tình cảm yêu ghét . càng óai ăm hơn , sử kiện lịch sử lại không thể tái thiết để thể nghiệm kiểm chứng . Hậu thế đọc sử không nhiều thì ít , có những điều thắc mắc hòai nghi . Do vậy , sử luận cần phải có . Nhưng , những bộ óc luận bàn lịch sử cũng không thể tuyệt đối khách quan . Và , cái vòng '' lẩn quẩn '' không có điểm ngừng ấy hẳn nhiên làm nảy sinh những quan điểm , những kết luận dị biệt , đôi khi mâu thuẫn .
Nơi đây , chúng tôi đặt nặng về sử kiện hơn là sử luận , nhằm mục đích đóng góp cùng độc giả những tài liệu quý giá có liên quan hệ trọng đến gốc nguồn xa xưa của dân tộc Việt . Đặc biệt , những tài liệu này được lưu trữ tại Trung Hoa , một nước truyền kiếp tìm cách thôn tính , đồng hóa dân nước ta . Mong độc giả đối chiếu và suy gẫm .
Sọan giả Âu Đại Nhậm , người huyện Thuận Đức , nay thuộc địa phận tỉnh quảng đông , được sử quán nhà Minh xác nhận là chính xác , in tòan bộ bản thảo vào Nghệ văn chí , dùng làm tài liệu cho các nhà viết sử tra cứu , trích dẫn . Âu Đại Nhậm đã viết lời tựa như sau :
'' Việt (bộ mễ ) và Việt ( bộ tẩu ) là một vậy , từ Ngũ Lĩnh đến điển , đều là biên giới phương nam của nước Việt . Vua Vũ đi khắp thiên hạ , nhận định địa lý hình thể , địa lý nhân văn rồi trở về nước Việt , họp chư hầu , bàn định kế họach hưng quân an dân . thiếu Khang ( vua thứ VI nhà Hạ ) phong cho con thứ là Vô Dư giữ đất Cối Kê , lo việc phụng thờ tế tự . Vô Dư ở Cối kê giữ tục truyền thống : Xăm mình , cắt tóc ngắn , phát cỏ khẩn hoang , định cư lập ấp , sống theo văn hóa nông nghiệp .
Hơn hai mươi đời sau Vô Dư , đến con của Dõan Thường là Câu Tiễn diệt Ngô mà xưng vương , đóng đô ở Lang Gia , uy hùng xây dựng nước nông nghiệp vậy .

Cháu sáu đời của Câu tiễn là Vô Cương cất quân đánh Sở , bị vua Sở là Hùng thích đáng bại . Vô Cương bỏ miền Đông Gia , đi đến ở miền Đông Vũ . Nước Việt tan . Các con của Vô Cương định cư ở duyên hải Giang Nam , chia nhau kẻ làm quân trưởng , người làm vương , gọi là Bách Việt , tất cả đều thần phục Sở . Châu Dương từ ấy bị phân chia . Cối kê lấy các sao phương Nam là sao Thuần , sao Vĩ để định cương giới . Đất Cối kê thuộc vào Nam Hải .

Khi Tần diệt sở , Vương Tiễn cai trị Dương Việt , chia thành ba quận : Nam hải , Quế Lâm và Tượng Quận . cháu Úy Đà thần phục nhà Hán . Họ Triệu cai trị cả ba quận ấy , lại kiêm thêm các quận Hợp Phố , Thương Ngô , Uất Lâm , Giao Chỉ , Cửu Chân , Chu Nhai , tổng cộng là chính quận vậy . nay vùng Nam Việt , bắc giáp Cô Tư , kiêm cả Cối Kê là Phù Việt . Phía Đông , Vô Chư đóng đô ở Đông Giã , từ Đông Giã đến Chương Tuyền là Mân Việt . Vùng Đông Hải .Vương Dao đóng đô ở Vĩnh Gia là Âu Việt . Lãnh thổ xưa của Dịch Vu Tống , dọc theo sông Tương , sông Ly về phía Nam là Tây Việt . Từ Tang Ca xuôi xuống phái Tây , gồm cả các đất Ưng , Dung , Tuy, Kiến là Lạc Việt .

Người Hán bảo việt gần biển , có nhiều sừng tê , đồi mồi , ngọc trai , bạc đồng , trái cây , vải vóc . Ôi , Vùng đất có những thứ quý báu ấy , há chẳng phải do dương đức thịnh hay sao ? Dương đức thịnh đã chung đúc nẹn nhân văn , áo mũ , lễ nhạc , chẳng thua gì thanh giáo Đường , Ngu . Xem vậy , nào phải Nam giao buổi ban sơ là tà đâu ? Ta được biết Thái Sử công có viết :'' Việt tuy bị gọi là man di , nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy '' ( Vua Vũ nhà Hạ trị nạn Hồng thủy ) .

Nơi sách Xuân Thu có ghi chép việt Việt Câu Tiễn từ Việt tiến vào Ngô . Man di mà làm được việc ấy ư ? Thủa ấy Việt đã có nền văn hiến cao , cho nên người Việt biết bền gan sống cảnh thân khổ , sức mệt , ơới mưu sâu thần kế , rửa sạch cái nhục ngọai nhân trói buộc , kiểm sóat đến cả ăn nằm , hiệu lệnh đến cả Trung Quốc phải tuân theo răm rắp , vậy mà vẫn khiêm tốn thờ nhà Chu , giữ trọn điều trung điều hiếu .

Từ Tần , Hán trở về sau , Việt có họ Sô với Vô Chư , với Diêu , họ Triệu với Đà với Quang , đều là những bậc sự nghiệp lẫy lừng , kẻ tả hữu là những người Việt tài ba xuất chúng không ít . Kìa xem họ Lưu với Đông Tây hai kinh , bầy tôi công nghiệp lớn lao , văn chương l;ỗi lạc , kẻ bắc người nam nước Việt , bảy tám ngàn dặm xa xôi , đến từ Bắc hải , Giao Châu càng nhiều lắm vậy ...''

TỪ HẢI , BỘ BÁCH KHOA CỦA TRUNG HOA

Về Bách Việt có ghi :

'' cũng viết là , tên của chủng tộc . Theo sách Thông Khảo Dư Địa khảo , chương Cổ Nam Việt viết : Đương thời Đường Ngu , tam đại , từ Ngũ Lĩnh về phía Nam là nước của người man di , ấy là đất của Bách Việt '' Sách này lại ghi chú : '' Từ Giao Chỉ đến Cối Kê bảy tám ngàn dặm , chủng tộc Bách Việt sống lẫn với các sắc dân khác , nhưng luôn luôn giữ được cá tính của chủng tộc ''