Monday 25 October 2010

THƠ TUYỂN TRẦN TUẤN KIỆT

Thơ tuyển Trần Tuấn Kiệt

NỔI BUỒN VIỆT NAM

Sáu mươi năm lại một lần
Lụt trôi hằng vạn xác chồng bãi sông
Quê hương thưa nhạt sắc hồng
Ráng chiều in đỏ trăm vùng máu xương
Biển chiều thao thiết vong hồn
Rét tê đầu lưỡi khúc trường bi ca
Mai em uống nước giang hà
Giòng sông biền biệt chảy qua linh hồn
Đắng cay trăm quả bồ hòn
Em ơi hãy nhớ nỗi buồn Việt Nam


BẾN NGỰA

Xưa kia ta đến bên thành
Cỏ cây cũng nhớ thương mình ra hoa
Vầng trăng bến ngựa giang hà
Bia thành vách mộ lòng ta chợt buồn

( Trích Thơ Nai)
Trần Tuấn Kiệt

Sunday 24 October 2010

HAC THANH HOA

THẾ GIỚI THI CA QUA THI BẢN CỦA HẠC THÀNH HOA

Trần Tuấn Kiệt

Sau 75, biến cố lớn lao của lịch sử, nhiều người đã ra đi, nhất là một số văn nghệ sĩ miền Nam. Có một số nhà văn, nhà thơ dường như không quan tâm đến chuyện đi là quan trọng, nhất là thi sĩ, đồi với họ, chỗ nào cũng là Đất nhân gian, chỗ nào cũng là quê hương, cũng là cố hương. Không để ý đến vấn đề thay đổi lịch sử nhiều, và cũng không để nặng vấn đề mới hay cũ trong họ. Mặc dù cuộc đổi thay đầy thảm họa và đầy máu xương đến họ và gia đình mình, những người giông giống như tinh thần Nguyễn Du đó ở lại như Bùi Giáng, như Hoài Khanh và như Hạc Thành Hoa:
Vô ngôn độc đồi đình tiền trúc
Sương tuyết tiêu thời hợp hóa long
Nguyễn Du
Cụ ngồi chờ đợi sương tuyết tiêu thời… Còn Hạc Thành Hoa thì cứ tự nhiên tự tại trước hàng hiên của mình như bài thơ tuyệt bút với những câu:
Dù cho đi khắp trăm miền
Cũng về nằm dưới hàng hiên ngắm trời
Cái hàng hiên đó thiết thân với nhà thơ đã đành, mà còn là cảnh vật vừa tự nhiên lại vừa bất tử.
Tôi còn nhớ thời trẻ, tôi chui vào rạp Long Thuận, loại rạp bụi đời ở chợ Saigon để coi phim cao bồi Mỹ đánh đấm la hét chơi… Không ngờ gặp một truyện phim của Anh quốc thật lạ… về đôi người tình. Trong truyện hai người đứng trên một chiếc cầu bắc qua dòng sông nhỏ, nước thau thau chảy bất tận.
Hai người cùng im lặng nhìn dòng sông, họ không than như Khổng phu tử: Thệ giã như tư phù bất xã trú dạ. Than ôi dòng nước chảy mãi như thế này ru! Mà người thanh niên nói với bạn tình: Chúng ta thì sẽ tan mất, còn vạn vật thì bất tử, nó bất tử như khoảng trời trước hiên của Hạc Thành Hoa
Ngày mai tôi vĩnh biệt đời
Vẫn còn lại… một khoảng trời trước hiên.
Quan điểm về thời gian, về bất tử tính, về tồn thể đã đưa tư tưởng nhân loại ra nhiều chiều kich tư tưởng khác nhau. Thi nhân xưa nay cũng vậy. Khoảng trời trước hiên, hay dấu chân kỷ niệm hay một không gian hiện ra trong tinh thần lãng mạn của nhà thơ thật phong nhiêu huyền bí vô tận.
Thơ Hạc Thành Hoa có một không khí trang nghiêm, có chiều sâu của tâm hồn đạt đến cõi thâm sâu về cái lý nhiệm màu của cuộc tồn sinh. Anh viết từ trước năm 1975, tác phẩm được các nhà xuất bản có uy tín in và được nhiều sự quý mến của bạn đọc, sự trân trọng của anh em văn nghệ đương thời.
Về thơ lục bát, đó là loại quốc thi cua VN mà trên thế giới khó có loại nào đạt tới như thế
Hạc Thành Hoa vẫn làm thơ lục bát, vẫn ngồi trước hàng hiên của mình để làm thơ, cái hàng hiên hay cái hành lang đó được Hạc Thành Hoa ghi nhận :
Lần đi dành lệ về nhà
Hành lang hay dãy bình sa cuộc đời
Lần tay tìm vết luân hồi
Thấy mình tựa lá bay ngoài phố đêm
Khiến tôi liên nghĩ đến mấy câu thơ tiền chiến của Lưu Trọng Lư
Đợi đến luân hồi sẽ gặp nhau
Cùng em nhắc lại chuyện xưa sau
Riêng nghĩ mình là chiếc lá bay ngoài phố đêm thì đìu hiu đơn độc thật. Tâm hồn Hạc Thành Hoa như thế đó. Thơ anh toàn các cảnh u hoài khá buồn, khá cô đơn. Dù người ta nói cô đơn của thiên tài : Cô đơn đỉnh núí gần trời. Thơ Mặc Tưởng, hay cô đơn của Huy Cận : Hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biên. Suốt một đời như núi đứng riêng tây. Cô đơn là một hình tượng của con người cao vời vợi trong niềm kiêu hãnh vô song.
Thơ anh, một loại bài đượm vẻ u hoài mênh mông đó. Ta thử đọc qua các tựa thì biết như : Lặng lẽ, Lạc loài, Tiếc thầm, Không đề, Những nốt nhạc buồn, Dự cảm lúc chia ly, Bến sương mù, Nỗi buồn vàng… Đó là cái buồn của một Omar Khayyam, của một Lý Bạch : Lai như phong hề. Thệ như phi. Bất tri hà xứ hề. Hà sở chung. Cái kiếp người Đến như gió thoảng, đi như mây bay, không biết ở phương nào đến, không biết đi về đâu. Như thế quả nhiên là nó như chiếc lá ngoài trời đêm, nó cũng chẳng luân hồi muôn kiếp như quan niệm của Phật gia nữa, nó rất gần với Bùi Giáng. Đạt đến cõi bờ kỳ ảo giữa mộng và thực chỉ có Trang Chu, rồi đến thơ Hạc Thành Hoa. Ta hãy đọc bài Bến sương mù :
Chỉ có sương là sương thế thôi
Bến xa như lẫn với mây trời
Phà đưa ta trở về bên ấy
Một bóng trăng chìm giữa nước trôi
Đúng là một nhà thơ lạ ẩn mình trên bến Cửu Long Giang, hay một cánh chim dừng cánh giang hồ ở quê hương Cao lãnh bây giờ. Người làm thơ, nếu không có chân tình, không có tinh thần lãng mạn thì thơ sẽ khô khan và giới hạn ở trong các ý niệm, các công thức, nhất là các loại thơ có tính cách chiến đấu, dù chiến đấu cho mục đích nào đi nữa. Cả đến khi thơ viết theo phong trào siêu thực, siêu hinh cổ điển và lối mà lớp trẻ đang hào hứng cho là tân kỳ, nhưng cũng bắt đầu hiện ra các ngôn từ gò bó dù gò ép theo ý hướng mới, như Tân hình thức chẳng hạn. Có là sự khuôn sáo, rỗng và khô khốc như Dadaisme ngày xưa không hơn không kém. Ta thấy trong hội họa, điện ảnh mới cũng hiện ra rất nhiều kiểu của học trò Picasso, các hình thể kỷ hà học, các ngang dọc vô tội vạ như điện tử, như hình học không gian, đượm một ít triết lý khoa học, không gian ba chiều của Albert Einstein chẳng hạn.
Thơ cũng không cần âm nhạc phù trợ khi ta thấy các « đại thi sĩ » cứ đi tìm phổ nhạc cho bằng được rồi mướn ca sĩ hò hét lên các thi bản, nhạc phẩm đó của họ.
Đời xưa các cụ thơ Trung quốc, các cụ làm thơ Việt cứ hô hào « Thi trung hữu họa » rồi đi lắp ghép các tranh cảnh bên ngoài, cố sao cho có đường nét hội họa hiện ra trong thơ. Tất cả chỉ là sự khuôn sáo. Thơ tự nó có đủ rồi cần gì đến tranh vẽ dàn ra trong đó.
Ta rất mừng vì một cố thi sĩ biết tự trọng và cả tự hào về thơ và không để những vết hoen ố cho thơ mình khi dính dáng đến họa và nhạc quá « cầu kỳ và khẩn thiết » đến như vậy.
Cho nên thi sĩ thực tài, xuất bản tác phẩm một cách tự tin tự nhiên như thế. Tất nhiên, không nóí đến tình bằng hữu sự cảm thông mà trong thơ có in nhạc và họa của các văn nghệ sĩ chung. Vài nét phác thảo hay phụ bản, và tranh bìa thi bản đã là quá đủ rồi.
Có những tập thơ làm thay đổi nghệ thuật, tư tưởng đương thời hiện đại như thơ Tô Thùy Yên, Bùi Giáng, Viên Linh…
Thế giới quan nếu chúng ta cần đến bàn về một thế giới quan của nghệ thuật hiện đại. Thật sự trong ngôn từ nay đã lộ ra khuôn sáo rồi còn gì.
Có một cụ già làm thơ Đường, thơ cụ không tài hoa như người khac nhưng cụ rất trọng thơ. Cụ không thích ngồi ngoài đường làm thơ nói thơ như thằng tôi. Cụ tiếp đãi tôi có trà rượu trân trọng và nói thơ cũng hết sức trân trọng trong quán nước có cây có cảnh hay trong nhà cụ có sẵn mọi tiện nghi. Điều này thằng tôi rất ngại, mất hứng bụi bặm của mình. Nhưng tôi học được ở cụ một cung cách thật quý trọng về sống với thơ và về lời phẩm bình về những vần thơ tuyệt bút
Cụ bảo : Thơ đó, thuộc về thơ Bề Trên ! không phải loại thơ trung lưu, hạ lưu gì cả. Tôi rất đắc hứng về lời nóí của cụ. Thơ của Bề Trên ! Trên Trời hay thượng giới nào đó chứ không phải của phàm phu tục tử ! Quả nhiên thú thật.
Thơ đó thí dụ như Nguyễn Du viết :
Vô ngôn độc đối đình tiền trúc
Sương tuyết tiêu thời hợp hóa long
hay Khổng Minh với :
Đại mộng thùy tiên giác
Bình sinh ngã tự tri
Thảo đường Xuân Thụy Túc
Song ngoại nhật trì trì
Và với Hạc Thành Hoa, đong đưa chiếc võng thời gian như Tagore nằm ngoài hàng hiên nọ đó thôi.

Trần Tuấn Kiệt

Thơ Hạc Thành Hoa
LẠC LOÀI
Niềm đau không đón được buồn
Đàn khuya thiếu nốt dìu hồn xót xa
Lần đi dành lệ về nhà
Hành lang hay dãy bình sa cuộc đời
Lần tay tìm vết luân hồi
Thấy mình tựa lá bay ngoài phố đêm
Đèn đường soi rõ dáng em
Trở về mới biết mình thèm yêu đương

BỤI VÀNG
Đã bao chiều đứng bên sông
Nước trôi vô tận một dòng mang mang
Bên kia gío cuốn bụi vàng
Mình ta với bóng chiều tàn trên cao.

THỨC
Đêm nay phố đợi giao thừa
Cành mai cũng thức đợi giờ ra hoa
Và em cũng thức trong ta
Chút gì lãnh đãng như là sương bay
Còn ta cũng thức đêm nay
Ngồi nghe pháo nổ mà ngây ngất buồn.

BẾN SƯƠNG MÙ
Chỉ có sương và sương thế thôi
Bến xa như lẫn với mây trời,
Phà đưa ta trở về bên ấy
Một bóng trăng chìm giữ nước trôi.

PHAM THAI

PHẠM THÁI (CHIÊU LỲ)
NÓI CHUYỆN TRÊN TRỜI DƯỚI ĐẤT NGHE
(thơ Chiêu Lỳ)

Người ta thường nói những kẻ ăn không ngồi rồi suốt ngày cứ ngắm trời, nghía đất, ăn nói vu vơ toàn những chuyện trên trời dưới đất, tất nhiên là khó có ai tin, hoặc cho là tiếu lâm bịa đặt mhảm nhí. Chuyện trên trời dưới đất của kẻ giang hồ đãng tử và chuyện trên trời dưới đất của kẻ có tầm vóc lịch sử khác nhau xa, và các khác hơn nữa là chuyện trên trời dưới đất của một thi nhân khác thường.
Người ăn nói lừng lẫy nhất của văn học đời Lê - Tây Sơn là đại gia thi sĩ Phạm Thái – Chiêu Lỳ. Ông có tên là Phạm Đan Phượng (1757-1793). Triều Lê suy tàn, ông quảy trường kiếm chống nhau với Tây Sơn, sau thất bại, ông quy ẩn đi tu, hiệu là Phổ Chiêu thiền sư, thọ được 35 tuổi. Ông mất để lại tập Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập.
Tôi còn nhớ tác phẩm Sơ Kính Tân Trang. Điều mà tôi thích nhất về Phạm Thái là truyện Phạm Thái Trương Quỳnh Như –Vịnh Tây Hồ Phú và những vần thơ trên trời dưới đất của ông, trong lịch sử văn học cổ, chưa có người thứ hai.
Trước khi tôi làm thơ mới và thơ “tự do buông thả”, tôi thường học làm thơ với tập Đường thi của cụ Trần Trọng Kim, tủ sách ở quê đầy đủ các tác phẩm hay của ông Phan văn Vàng, người cậu Năm đã nuôi lớn chi tính tình và tâm hồn thơ của tôi từ lúc mươi, mười hai tuổi cho đến thành danh. Tôi thường lén, lúc cậu đi làm ở Tòa hòa giải Sa đéc, rút tập thơ Đường thi và lần dò làm thơ Đường luật. Từ tập đó, tôi có nguồn cảm hứng vô tận về thơ mãi đến sau này. Có lẽ người tôi thích nhất là thơ Phạm Thái và mối tình nghiệt ngã của trang mã thượng anh hùng Phạm Thái với tuyệt thế giai nhân Trương Quỳnh Như. Từ đó mà những vần thơ trữ tình của Phạm Thái ra đời. Có hai câu tuyệt diệu nhất trong thơ Việt xưa nay mà người đời ai cũng quý trọng như châu ngọc:
Có lẽ nét mặt lệ kiều tiên nữ, đôi mắt như giếng ngọc lưu ly của nàng Trương Quỳnh Như khiến đảo điên khách anh hùng mỗi khi nàng thoáng đưa tình với người tuấn sĩ tao nhã đó.
Thế rồi Phạm Thái bỏ tất cả công danh sự nghiệp để buông trôi cả tâm hồn khí phách của mình vào sóng mắt giai nhân, chỉ với hai câu thơ;
Công hầu khanh tướng trong thiên hạ
Rót lại chưa đầy mắt mỹ nhân.
Viết như thế Phạm Thái đã như Đinh Hùng trong Mê Hồn Ca
Ta đặt em lên ngai thờ nữ sắc
Trong vô cùng chiêm ngưỡng một làn da
Đinh Hùng đưa người yêu lên ngôi vàng của bà chúa sắc đẹp chỉ để chiêm ngưỡng sóng sắc và hương vị xác thể giai nhân, còn Phạm Thái thì đem chôn, đem dìm đắm cả nhân tài lịch sử - “Công hầu khanh tướng” trong thiên hạ vào khóe mắt thần bí của Người yêu, người có thể so sánh với một Cleopâtre hay một Bao Tự thời Đông Châu Liệt quốc.
Đến đây ta bỗng nhớ đến bao nhiêu vần thơ và nét vẽ kỳ tài nói về người đẹp xưa nay. Nét kỳ ảo thần tiên thì có trong Đường thi:
Hoa lưu động chủ ưng trường tại
Thủy đáo nhân gian định bất hồi
Xa xôi bóng bảy nhớ nhung có
Hạc vàng ai cỡi đi đâu
Mà nay hoàng hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay
Trong Thanh bình điệu, Lý Thái Bạch ráng hết gân cũng chỉ viết được cho Dương Quý Phi như sau;
Vân tường y thường hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
Vẻ đẹp đài các cao sang nhưng hé lộ quá vì một nàng Dương Quý Phi nhà Đường, đến Nguyễn Du viết về Kiều
Làn thu thủy nét xuân sơn
Mây thua nước tóc liễu hờn kém xanh
Nguyễn Gia Thiều thì kể trong Cung Oán Ngâm Khúc
Mày ngài lẫn mặt rồng lồ lộ
Sắp song song đôi lứa nhân duyên
hay
Áng đào kiểm đâm bông não chúng
Khoé thu ba dợn sóng khuynh thành
Vẻ đẹp giai nhân đó đến Huy Cận siêu hóa thêm:
Từ thuở tiên đi sầu cũng nhỏ
Nhân gian ai chép nhạc Nghê thường
Với Luu Trọng lư thì trở thành một tinh thể, một nguồn mộng bất tử của cổ kim nhân loại:
Em chỉ là người em gái thôi
Người em sầu mộng của muôn đời
Tình em như tuyết giăng đầu núi
Dằng dặc muôn thu nét tuyệt vời
Nói về người đẹp thường là vẻ đẹp thần kỳ mênh mông lộng lẫy biểu tượng cho vẻ đẹp của tạo hóa hay chân lý của thi ca tư tưởng.
Khi thơ và nhạc và họa lại lên lời, ta nghe Hoàng Trúc Ly ca ngợi vẻ siêu phàm của một nàng ca sĩ đời nay. Vẻ đẹp hòa cùng tiếng hát đã ngân lên như ngân giữa Ngân hà:
Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc tay mời âm thanh
Sợi buồn chẻ xuống hồn anh
Lắng nghe da thịt tan tành xưa sau.
Sau đệ nhị thế chiến, sau tiếng gầm của Nieztsche. Le desert crois sa mạc lan dần. Thế giới càng thêm muôn trùng thảm họa. Con người nhất là giai nhân tượng trưng cho vẻ đẹp nghìn đời phải trải qua bao nỗi khổ hình tai họa của lịch sử, trong sự vô cảm của cuộc đời :
Em đi chân bước lạc đà
Suốt mùa ải hạn giữa sa mạc người
Phượng hoàng xuống đậu hai vai
Ngậm hoa quỳ nhớ thiên thai không về
Sau khi thất bại vì cuộc tình sầu, Phạm Thái đã viết Tụng Tây Hồ phú. Người yêu đã mất, thất bại vì công cuộc phù Lê tan rã, ông đành biến thành một thiến sư bất đắc dĩ, làm những vần thơ đảo điên thế sự, những vần thơ có tính chất trào phúng cợt mình cợt đời.
Tôi con ông Cống cháu ông Nghè
Nói chuyện trên trời dưới đất nghe
Độ nọ vào chơi trong tướng phủ
Ba ngàn công chúa thảy đều mê !
Ông nói thánh nói tướng, nói chuyện trên trời dưới đất đã rồi lại làm một nhân chứng của lịch sử phế hưng « xem vẫn rộn » như Bà Huyện Thanh Quan nhưng khinh bạc và tài hoa hơn nhiều. Nói như danh từ thời đại ngày nay, ông sống dấn thân hết minh trong sự buông thả của một nhân vật hiện sinh của thời Lê Nguyễn qua bài thơ sau đây.
Có ai muốn biết tuổi tên gì
Vừa chẳng ba mươi gọi chú lỳ
Năm bảy bài thơ gầy gối hạc
Một vài đứa trẻ béo răng nghê
Tranh vờn sơn thủy màu nhem nhuốc
Bầu dốc kiền khôn giọng bét be
Miễn được ngày nào cho sướng kiếp
Sống thì nuôi lấy chết chôn đi
Tranh vờn sơn thủy đây có thể là tranh thủy mặc nhưng vẽ để vờn với màu sắc của hội họa hay để bôi xóa lung tung không còn là bức tranh sơn thủy hữu tình của tự nhiên, chỉ là bức tranh với màu sắc nhem nhuốc của tâm hồn hay của chính trạng thái cuộc đời, màu sắc lợi danh của đám công hầu khanh tướng thời Lê mạt Trịnh Nguyễn phân tranh làm băng hoại cả tinh anh của sắc màu nghệ thuật, cho nên giọng khinh bạc đó mới thốt ra.
Công hầu khanh tướng trong thiên hạ
Rót lại chưa đầy mắt mỹ nhân
Đó là tiếng thơ của mặc khách tao nhân, của một thi tài trữ tình đệ nhất trong làng thơ Việt có một nhãn quan về vũ trụ vô cùng, một thế giới tang thương, một xã hội bế tắc và một cuộc đời chỉ còn có nước ẩn tu như nhà đại ẩn Nguyễn Bình Khiêm. Trái lại, đem gieo cả linh hồn vào sóng mắt giai nhân và cuộc tình trần thế thì người yêu bỗng hóa thành tượng thần vệ nữ tượng trưng cho vẻ đẹp ngàn năm và biểu tượng được thành tựu, bất tử tính của thời đại mình.
Vì thế, nàng Trương Quỳnh Như đã bất tử qua linh hồn thi ca siêu hình, siêu thực thời Trung cổ, thời đại của dòng thơ Đại Việt, của Phạm Thái.
Ông còn một bài thơ tự thuật nữa, bài thơ sánh ngang với tất cả thi hào cổ kim nhân loại vì nó vượt lên trên cả cái tầm lớn lao của lịch sử của mọi thời đại.
Ta hãy đọc và ít nhiều liên tưởng đến định mệnh giống nòi, định mệnh lịch sử của dân tộc Việt qua bao nỗi thăng trầm đầy bi tráng của lịch sử, nhất là lịch sử VN hiện đại đầy biến đổi đen tối gần như thứ lịch sử ảo vậy.
Dăm bẩy năm nay những loạn ly,
Cũng thì duyên phận, cũng thì “thì"
Ba mươi tuổi lẻ là bao nả,
Năm sáu đời vua thấy chóng ghê!
Một tập thơ dầy ngâm sảng sảng,
Vài nai rưọu kếch ních tì tì.
Chết về tiên bụt cho xong kiếp,
Đù ỏa trần gian sống mãi chi!
Bài này tôi chép theo bài thơ của Bùi Giáng đọc khi đi uống rượu với ông ở Ngã Bảy. Còn bài khác cụ Trần Trọng Kim ghi trong quyển Việt Thi thì quá hiền lành không đúng với khẩu khí của Phạm Thái Chiêu Lỳ.

Trần Tuấn Kiệt

SINH NHAT

NGÀY SINH NHẬT EM
Ngày sinh nhật em
Cỏ hoa tưng bừng nở nơi vườn địa đàng
Mùa của những cánh phượng hoàng
Vừa gáy ở đầu non
Em bước đi với quả tim hồng
Chan chứa yêu thương trần thế
Ôi cát bụi mịt mùng
Những cơn giông thổi đến
Em chống chọi con thuyền trên biển khơi
Cánh buồm xanh lảo đảo
Và bờ bến xa khơi…
Và con thuyền Em vào bến bờ hải đảo nào
Của nàng Tiên hiền huyền bí
Ngày đầu tiên trong lịch sử loài người
Em đã ra khỏi gần nửa đời người
Mà phong ba gầm thét ngoài khơi
Ngày sinh nhật Em
Có những con voi già mang nguồn thức ăn
Có những đàn chim tung cánh
Và giọng hát đầu tiên cất lên
Đó là ngày sáng thế bình yên
Vị thần phương Nam đến tặng em
Một ngọn lửa thiêng bừng sáng trong tim
Thế giới đầy giông bão
Em vẫn vui chơi nơi cuộc thế
Với tình yêu cao cả
Em thắp sáng ngọn nến vào đời
Soi rõ vực thẳm ngàn khơi
Em thắp sáng ngọn lửa thiêng
Hướng đến ánh dương nồng ấm
Và đi tìm hạnh phúc vĩnh cửu
Của một lần yêu thương cõi thế
Mùa giông tố lại qua
Cơn sóng dữ đã im lìm
Nơi hải đảo của lòng anh
Đang đợi chờ bàn tay em thiết tha
Như thiên nhiên kỳ diệu
Đang đợi chờ đôi mắt xanh ngời
Nguồn sống rạng rỡ và bình yên
Như một ân phúc hiền hòa
Từ các nàng tiên hiện xuống thế gian
Để cho tâm trí mơ màng
Cởi dần vết thương của lòng anh
Từ muôn thu thế kỷ
Ngày em sinh ra đời
Tiếng chúc tụng đầu tiên
Vẫn uyên nguyên nặng chĩu trên cành
Quả thơm ngọt dịu mùi da thịt
Những hố huyệt lầm than
Dưới gót chân mềm
Em vẫn luôn dấn bước
Có một lịch sử nào
Tối tăm hơn mùa địa ngục
Đã phủ bóng đen
Lên cõi trần ai
Chợt có tiếng cười xao xuyến nào
Xóa nhòa mọi vết đen trong đêm tối
Chợt có hơi thổi nào
Bừng bừng tia sáng chung quanh
Lấp lánh những ngọn nến hồng
Chúc tụng Em
Mùa sinh nhật mới
Hoa lá mầm tươi và nhựa mới
Đang dâng tràn nguồn sống
Như hồng ân của trời đất
Đã một lần tỏa xuống trên đôi vai hồng của em
Em gởi hy vọng đến vì sao nào
Giữa ức triệu vì sao
Đang soi rọi đến thế nhân
Trong ngày sinh nhật em
Ôi đêm thâu
Nơi mà cát bụi đang chìm sâu
Viên bích ngọc của linh hồn em
Tỏa sáng nhiệm màu
Em có nghe lời hát
Tung đôi cánh mênh mông
Đang chúc tụng em
Mùa sinh nhật tuyệt vời
Như chiếc thuyền trôi giữa điệu nhạc
Cung đàn vũ trụ
Bài hát thiên thu ngân nga
Lời thơ tự tình bay theo ngọn gió
Tự đỉnh trời nào rơi xuống lòng em
Em có một tình yêu nào
Gởi đến một vì sao
Của đôi ta nơi huyền vi mộng ảo
Trong hạnh phúc vô biên
Lứa đôi tình nhân
Mang đôi cánh phượng hồng
Bay vút không gian
Em mang hy vọng nào
Giữa cát bụi trần gian
Cuộc chiến tranh tàn
Em có còn vành môi thắm
Ca hát lời thiên thâu
Ca ngợi ân tình
Tận tinh cầu nào còn vầng trăng sáng
Ấp ủ tình yêu thương
Trong ức triệu vì sao
Em đừng để vì sao băng
Đừng cho mộng úa tàn
Vì trong trái tim hồng tươi đẹp
Mãi mãi ngân cung điệu thăng trầm
Nơi cuộc sống hỗn mang
Ôi đêm thâu
Mùa sinh nhật Em
Đầy trời ức triệu trăng sao
Mênh mang bài ca vũ trụ
Đang buông xuống dặm hồng
Âm vang bất tận
Của tình yêu đôi ta
Cùng thời gian vĩnh cửu
Ta cầm chặt tay nhau
Nhảy múa như trẻ thơ
Quanh chiếc bánh tròn
Những ngọn nến lung linh
Màu hào quang tuổi thơ
Tuyệt diệu không bờ
Đêm sinh nhật của em
Hạnh phúc tràn ra ly rượu say
Nồng nàn như nụ hôn
Nụ tình bất diệt của đời ta
Của những vần thơ
Anh viết trong mùa sinh nhật Em
Những bài ca
Đang trỗi dậy
Ôi của mùa yêu đương
Của ái ân nồng cháy
Của vị thần lửa bước ra từ mê cung
Đến chúc tụng mùa sinh nhật Em
Trong lúc chờ đợi ánh dương quang
Ngời sáng ở phương Đông
Những ánh nến hồng đã tắt
Còn lại bầu trời
Soi ấm cõi đời
Trong ngày sinh nhật bừng vui

Thursday 22 July 2010

TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG NGÔI ĐỀN THIÊNG


TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG NGÔI ĐỀN THIÊNG

Tại sao phải xây dựng Ngôi Đền Thiêng

Điều trước tiên là đặt nền tảng vững chắc cho tôn giáo Đai Việt Thần Đạo
Đền Thiêng là nơi thờ Trời và các vị Thiên thần và Nhân Thần của Việt tộc
Đền Thiêng – tổng thể duy nhất như một Thánh đường Hồi Giáo. Một giáo đường Thiên chúa giáo hay của Bàlamôn giáo. Nơi đây thờ đấng tối cao là Trời- tức Thượng đế của người Việt. Thờ tất cả Thần thọai cổ tích huyền sử Việt từ Mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân đến tất cả các vị thần được sắc phong của vua trải qua các thời kỳ lịch sử cổ đại cho tới hiện đại (ghi chú theo sử liệu các vị thần của Trần Trọng Kim)
Trong khi từ xưa tới nay người Việt thờ Thần ở địa phương tất cả các nơi trong nước thì ngày nay được hệ thống đặt thành án thờ chung với 4 chữ Đại Việt Thần Đạo
Hệ thống từ Thượng đế - Thiên Thần- Nhiên Thần- Nhơn Thần và cả Thần Thoại - Thành ra một hệ thống thờ tự lớn - vĩ đại - để không như trước đây thờ ở Tứ xứ thập phương mà người Âu Châu hiểu lầm là tôn giáo Đa Thần như các thần ở Châu Phi trước kia.
Tư tưởng Đại Việt Thần Đạo là tư tưởng Nhất Thể Đa Nguyên - Tính. Tất cả chư thần đều qui tụ dưới chân đấng Tạo Hóa tối cao của dân tộc Việt - là Ông Trời
( mọi sự đều Nhất quán)

Ngôi đền Thiêng là một đại giảng đường lớn, ở địa phương ngoài các lăng tẩm, đền, đình miếu thờ thần ( để dân tự do tính ngưởng) thì lập một giáo đường Thần đạo - như nhà thờ của các tôn giáo khác. Cần các nhà kiến trúc ngày nay phát họa ra Đại Giáo Đường Đại Việt Thần Đạo và các giáo đường ở các địa phương cùng một hình thái giống nhau (thí dụ như Cao Đài có các Thánh Thất Cao Đài ở địa phương và Tòa Thánh Tây Ninh vậy)
Ngôi Đền Thiêng của Đại Việt Thần Đạo đã có viết và giảng rất nhiều trong bộ sách ĐV Thần Đạo rồi. Đó là cái gốc - nơi căn cơ cội nguồn để phát triển tôn giáo Chính thống người Việt xưa nay. Ban đầu xây dựng nhỏ gọn, sau có phương tiện thì xây dựng vĩ đại hơn.

Vài vật dụng nền tảng cho nghi thức Thần Đạo

Chúng tôi xin đơn giảng hóa vài nghi thức Đại Việt Thần Đạo - mong quí bạn lưu ý
1- Bàn thông thiêng : thờ Trời đất ở trước nhà- một tấm ván gỗ sạch sẽ, vuông chừng 5 tấc - đặt trên một cột như ( chùa một cột) nhưng là bàn thông thiêng như ở quê miền nam thờ và cúng nước, thấp hương buổi chiều
2- Ở đình miếu có Trống đại để đánh mở đầu các buổi lễ hội cúng Thần
( Thành Hoàng bổn cảnh) hoặc ở đền Thiêng - thờ Trời và chư thần
1) 3 hồi trống đại hoặc 3 tiếng kim khánh
2) 3 hồi trống đồng ( 12 cái)
3) 3 hồi chiêng ( là để thu quân hoặc báo hiệu chấm dứt lễ hội)

các dụng cụ nhạc khí này có 1 trống lớn nhất, 1 kim khánh lốn, 12 trống đồng vừa, 1 cái chiêng và các dùi trống. Thêm bộ trống võ Tây Sơn
3- Lễ hội điểm thêm Trống Võ Tây Sơn căn bản của Đại Việt Thần Đạo
4- Múa Nhật Nguyệt Linh Thần ( đoàn vũ công 36 vị)