ĐẠI VIỆT THẦN ĐẠO - 02


Người Việt rất hiếu khách , trọng khách vì thế mà ở các ngôi đền Thần đạo nên có tục mời khách dùng trà giải nhiệt , trà sen , trà cúc nấu từ trong đền . Những pho tượng điêu khắc , tượng đá , tượng đồng đều đặt rải rác có quy củ từ cao đến thấp . Đền Thiêng cúng tế trời đất Thần linh . Đền tổ tiên nòi giống thờ Lạc Long Quân , Âu Cơ , Vua Hùng và các Thần linh trong thần thọai , huyền sử . Thờ nhân vật lịch sử , danh nhân , hiền đức , thờ sông núi , thần vật , thú linh .



A) Tạo đền trên núi bằng phẳng hay nơi gò lớn cao ráo , rộng thóang , đặt tượng và các lư hương trước mỗi pho tượng Thần đạo Việt Nam , Như tượng các Vua , Danh tướng , Các vị Thánh hiền và Danh nhân trước mỗi khu đền có hình tượng .


1. Chim Trĩ trắng


2. Rùa vàng Thần Kim Qui


3. Bạch Hạc


4. Bạch Tượng


5. Bạch Mã


Năm vị thần vật trấn giữ cổng đền bằng đá tầng an vị hùng vĩ trước đền .


B) Có trống đồng Đông Sơn đức càng lớn càng tốt đặt giữa sân đền . Trên cao ngất là tháp kỳ Thần Đạo treo cờ lớn , cờ ngũ hành . Trắng đỏ vàng xanh đen . Có giếng Thần Đạo nước trong , cảnh vật chung quanh thật xanh mắt . Các lòai hoa , các lòai cây cổ thụ trồng quanh đền . Ở mỗi tượng đá có một cây thông thiên vươn lên trời cao . Trước đền cạnh cờ phướng có dựng bàn thông thiên ( tiểu đình ) để cúng tế thần linh và tổ quốc Đại Việt dựng cao như Đàn Nam Giao để mọi người lên thắp hương lễ bái . Nên xây bằng tảng đá thật vững chắc .


Trên Tổ Quốc Đài có bản đồ Tổ quốc , hương khói phụng thờ có kỳ lân , long mã , bạch xà , hòang cao cát , bạch viên làm tượng chầu quanh đền , có tượng thần Núi đồng cổ , thần Kim Qui , nhân cách hóa ngồi tọa lạc nghiêm trang trong bệ thờ . Trước đền có một dãy voi phục và giữa đền có tượng khắc một bông hướng dương thếp vàng bằng đồng lớn như hòn núi nhỏ tượng trưng cho lẽ thiên và mặt trời . Hoa Hướng dương còn gọi là Hoa thiên quang chói sáng vẻ đẹp thiêng liêng của Đại việt , hướng về chân lý của trời đất ( Thiên Lý ) .


Có một duyên cớ gì đó mà các nhà bình luận tư tưởng đời nay cứ khư khư mang cái lý thiển cận ấu trĩ bảo rằng nước ta không có tín ngưỡng chính thống . Lý do đó nhìnvề mặt chân tín thì cũng dễ hiểu cái ngụy thuyết của họ .






















ĐẠO THẦN TIÊN – ĐẠO LÝ TỰ NHIÊN






Từ thời thượng cổ đã có đạo Thần tiên – Hang Động ( Thiền Động ). Trong LSTTVN – Nguyễn Đăng Thục gọi là Trường Đạo Nội – ghi như sau : ‘’ Ở Việt Nam có dòng đạo Nội hay Nội Đạo Tràng không biết xuất hiện từ bao giờ , thờ Trần Hưng Đạo Vương làm Đức Thánh Cha … nhưng cái tinh thần Đạo Nội lại thuộc về tín ngưỡng Thần Tiên bất tử của Thiên Động khởi niệm ra ..


Nay đơn cử một vài sự tích khi tìm hiểu tư tưởng triết lý của Đạo Bất Tử .


Trong hàng bốn vị bất tử ( Tứ Bất Tử ) phổ thông nhất là Thánh Tản hay Sơn Tinh , Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương , Chữ Đồng Tử hay Đạo Tổ và Thánh mẫu hay Liễu hạnh Tiên Chúa . Đặc trưng nhất là Chử Đồng Tử với Tiên Chúa Liễu hạnh .( Lịch sử Tư Tưởng Việt Nam )


Chú ý chữ Thánh ở trong Đạo Tự Nhiên không phải là đạo Thánh Hiền của Khổng giáo ( đạo Nho ) . Cho nên Thần rồi đến Thánh cao hơn một bậc .


Quan niệm Thần ở đây cũng chưa hệ thống như Thần Đạo Đại Việt ( có vị Thần Chủ tối cao nhất là Tạo Hóa – Ông Trời ) .


Chúng ta thấy rằng , duy từ nơi quê tổ Phong Châu , cũng đã cho thấy đầy đủ một nền tảng tín ngưỡng chính thống của Thần Đạo Việt Nam rồi .


Nào là Thần thọai , nào là cổ tích , nào là lịch sử , nào là lễ hội văn hóa rước nghinh sắc Thần , chỉ có kẻ giả vờ cận thị và bị mê hoặc bởi cặn bả tư tưởng ngọai lai mới dám bảo nước ta vô đạo mà thôi .


Các cụ học Nho giáo chỉ muốn Nho giáo là quốc giáo ? Đời Lý xây lập chùa miếu khắp cả nước để thờ Phật , nhưng cũng tôn thờ Thần Đồng Cổ là biểu tượng Thần Đạo đời Hùng .


Chúng ta đọc lại trang sử hiệu về Hùng Vương ( Miếu ) thường gọi là Đền Hùng , thờ 18 đời Vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh thuộc kinh đô Văn Lang xưa , tại xã Hy Cương , huyện Phong châu tỉnh Phú Thọ ( Đại Nam Nhất Thống Chí ) theo Hùng vương mất , dân địa phương lập miếu thờ .


Từ phía dưới chân núi đầu tiên là đền Hạ tương truyền là nơi Bà Âu Cơ sinh bọc ( bào ) trăm trứng . Nay tục lệ thờ Mẫu Thần đang thịnh phát cực đại ở nứơc ta . Tục đó thờ các mẹ có công ơn lớn lao đối với dân tộc nhưng Đức Mẹ thiêng liêng nhất là Mẹ Âu Cơ .














( Đền Mẫu Âu Cơ – tại Hạ Hòa )






Có nơi Mẫu Thần được xem như đấng sáng tạo ra muôn lòai .


Khắp Nam Trung Bắc và cả các dân tộc thiểu số tục thờ Mẫu ( Thiên Y A Na ) đã hóa vào Thần tích truyền thống với dân Đại Việt từ lâu .


Đến là Đền Hùng , nơi vua Hùng bàn việc nứơc với các lạc hầu lạc tướng ( một thứ triều đình thời thượng cổ ) . trên hết là Đền Thương , tuyên truyền là nơi Hùng Vương thứ 6 lập đàn cầu trời xin cho thiên tướng xuống giúp đánh giặc Ân






( Đền Hùng )






Sau đó thờ Thánh Gióng – Phù đổng Thiên Vương .


Quan niệm thiên binh thiên tướng – Phù Đổng Thiên Vương và Vua Hùng Vương thứ 6 lập đàn cầu Trời – đấng Chí Tôn cao cả theo Thần đạo Việt nam . về sau đời Lý thờ Thần Đồng Cổ , mặc dầu theo đạo Phật . Thần Đồng Cổ là vị Thần núi được hóa Thần vào Trống đồng . Mỗi khi ra trận mạc , vua quan nước Nam thường đem theo trống đồng đánh lên , có Thần tướng , Thần núi Đồng Cổ trợ oai đánh tán lũ giặc .


Quan niệm Thần Đạo đã quá rõ ràng quang minh chính đại . Thờ Trời , cầu thiên tướng , Thần binh và có Thần Đồng Cổ , thần Phù Đổng thiên Vương hiện lên phá giặc Ân và giặc Thục .


Hệ thống tín ngưỡng từ tuyệt đối thể nhất nguyên là Trời và tất cả Thần minh , thiên tướng cứu dân giúp nước . đó là hệ thống thiên Thần Đạo .


Bên phải Đền Thượng có 2 cột đá là di tích miếu cổ ( đá Thần ) ( Nứơc ta có tục thờ đá Thần từ cổ đại , có mộ đá và đền đá ở vùng thượng du Bắc Việt hãy còn như giếng đá Thần . Gần đó có lăng thờ vọng Hùng vương . Đền giếng ở phía Tây Nam núi Nghĩa Lĩnh










( Núi Nghĩa lĩnh – Hongquang )














. Có giếng đá Thần , tương truyền là nơi con gái Hùng Duệ Vương ( Vua Hùng thứ 18 ) là công chúa Ngọc Hoa ( thời đại Hùng Vương gọi công chúa là Mỵ nương ) và Tiên dung thường đến múc nước gội đầu ( có đền thờ Bà Đá ).


Ta cứ tìm hiểu sâu về tên công chúa Ngọc Hoa ( Bà Chúa Ngọc ) đẹp như ngọc .


Tiên Dung là nhan sắc đẹp như tiên .


Như thế ta thấy từ quan niệm đặt tên con ági có ý nghãi đẹp như châu ngọc và đẹp như nét dung nhan của tiên nữ xuống trần quan niệm Thần và tiên đi liền nhau của buổi sơ kỳ của Thần Đạo Việt .


Hằng năm làm Giỗ Tổ ( mở hội tế ) vào ngày mùng 10 tháng 3 mà dân gian đã truyền tụng lâu đời :


Dù ai đi ngược về xuôi


Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba










( Lễ Hội Đền Hùng mùng 10 tháng 3 )






Vua thay các vị giáo chủ tế trời các quan thay chức sắc tôn giáo tế đền rước sắc .


Tòan dân mở hội , làng nước bừng vui . Đó là đạo nghĩa lớn của dân tộc , đã có từ vua Hùng , chứ đâu phải sau khi giặc Tàu Bắc Thuộc đem Nho giáo vào , ta mới có đạo lý như tên Phan Kế Bính thiển cận đã hết lòng ca tụng đạo Khổng , như thế cũng là một Nho hương nguyện , mà chính Khổng Phu Tử cũng đã từng răn dạy nghiêm khắc từ thời Xuân thu chiến quốc của Tàu .


Người Việt có văn hóa phương Nam , các nước trên thế giới buổi sơ kỳ thường có những quan niệm trùng nhau như quan niệm về Trời , Thượng đế của vạn hữu .


Ta có thể nói đạo lý đó là Thiên nhân Thần Đạo buổi mở nước của thời Hùng Vương


Có cả 100 con voi Thần về chầu vua , truyền thuyết đã ghi ( có chép ở trước ) .


1 . Hệ thống tinh thần đã có


Thờ Trời – thờ MẪu


Thiên Thần - Thần Tướng – Thiên Tướng – Tiên Dung ( tiên nữ ) .


Nói chung đó là phần hình nhi thượng ( siêu hình ) của Thần Đạo ( phần siêu hình ) .


Hệ thống này là phần vũ trụ quan Thần Đạo như Trời Đất linh khí Thần Trụ Trời - Thần Thái Dương - Thần Tinh Tú - Thần Mưa - Thần Núi Sông - Thần Biển cả …


Thần Đực - Thần Cái – Thần Mặt Trời - Thần Thổ Địa – Sơn Thần …


( Xem kỹ Thần thọai Việt Nam )


2 . Quan niệm về thiên lý và nhân sinh như ‘’ Thiên lý tại nhân tâm ‘’


‘’ Dân muốn là Trời muốn ‘’


Thần Đạo nhơn thần bắt nguồn từ lịch sử , huyền sử , Thần thọai của Việt nam như Lạc Long Quân Âu cơ – Vua Hùng Vương – các lạc hầu lạc tướng- các quan lang , các tướng quân của mỗi triều đại ‘’ trung quân ái quốc quý dân ‘’ đều được tôn làm Thần , được thờ ở miếu đình .


Cả sau này các cụ chống Tây cũng được triều đình và nhân dân lập đền thờ như Hòang diệu , Phan Đình Phùng , Nguyễn Trung trực , Đề Thám , Phan Châu Trinh , Đồ Chiểu …






(hinh)






Có nơi thờ một hoặc hai vị Thần như Võ Tánh , Ngô Tùng Châu .


Có nơi dân lập đình thờ riêng như tả quân Lê văn Duyệt , như Nguyễn trung Trực và được vua có sắc phong






(Hinh)






Có nơi còn chia ra Thượng đẳng thần , Trung đẳng thần .


Mỗi triều đại như nhà Lê có các đại thần nhà Lê đều được tôn thờ như thế , dòng lịch sử dân tộc tự nguồn cội Hùng vương và cả Bách Việt đến Phong Châu chảy dài năm bảy ngàn năm đến nay , cứ thêm sắc phong và miếu đình , ở làng ax4 cứ xây cất thêm nhiều mãi . Còn đất nước , còn dân tộc Việt thì Thần Đạo Việt mãi trường tồn . Đâu đâu người Việt cũng xây đình miếu để thờ Hùng Vương – Việt tổ , để Thần phù hộ cho Tổ quốc .






THẦN LUẬN


Căn tín của Thần Đạo


1 . Chủ định tính – định kiến


2 . Tự nhiên tính – như nhiên .


3. Thần tính thể - trí tuệ thông thái nhập Thần định – cùng với Trời đất ,vũ trụ , vạn vật là một .






CÕI MỘT


Có vô thường , có sinh hóa , có vĩnh thể , có tồn lưu .


Con người đạt đạo có thể ‘’ Thiên lý tại nhân tâm ‘’ - Thần ngã – Viễn kiến – Tiên tri – Đại hành – Đại thành .


Thần Đạo tự nhiên đã có vũ trụ quan , nhơn sinh quan là nhơn Thần , là thiên nhơn Thần Đạo . ta gọi gọn là Thần Đạo Đại Việt .


Thần Đạo Đại Việt là đạo thờ linh khí trời đất , tổ tiên và danh nhân đất Việt


Trong số danh nhân trên đất Việt cũng có người thuộc tôn giáo khác như đạo Phật , đạo Tiên , đạo Bàlamôn, đạo Hồi , đạo Thiên Chúa . Người Việt đại hòa hiệp tất cả các tôn giáo và danh nhân đã góp công lao xây dựng tổng thể nền văn hóa truyền thống của Đại Việt .


Vật linh , thú linh cũng đã góp công lao với các bậc tiền nhân , hay có công giúp trong việc làng xã hương lý như người ta lập đền công ( nơi thờ Thục Phán ) Tán Tung – Thần Kê vàng để nói về công lao của chú gà trống gáy báo hiệu buổi bình minh .


Thần Bạch Mã – khi xây Thăng Long thành có Thần giúp sức .


Thần Long Đổ vị Thần cởi rồng đỏ hiện lên đuổi bắt hồn Cao Biền là tên phù thủy Tàu xa xưa .


Có thờ cô hồn như Miếu Âm Hồn , là đền chiến sĩ trận vong đời vua Chúa Nguyễn . Người Việt còn thờ cả dâm Thần như Nghiêm Nhan đời Trần hay phá phách phụ nữ .


Thờ Cá Ông Nam HẢi đại vương .


Thờ Thần Rùa Biển - Thần Biển cả , Thần Kim qui đời Thục xây thành và cho móng rùa làm nỏ thần . tất cả không phải chỉ là cổ tích mà là Thần thọai hóa các danh Thần trong hệt thống Thần Đạo Việt . Người Nhật có Thần Đạo Nhật cách đây ngót 2000 năm ,sau Thần Đạo Việt Nam . Trong Thần Đạo Nhật chịu ảnh hưởng Nho giáo và Pậht giáo rất mạnh . Thần Đạo Đại Việt có đền Mẫu quốc Mẫu Âu Cơ thì Nhật có Thái Dương Thần Nữ - Thiên Chiếu đại Thần .


Nhật có nơi thờ tự như Thần Cung miếu – Việt Nam thì có Đình Thần làng – thờ kính Chư Thần .


Thần Đạo của Nhật cũng như các tôn giáo khác thờ Thần linh cũng thuộc hệ phái tôn Thần nên khá gần gũi với tinh Thần Việt Nam .


Điểm đặc biệt là đa dạng , nhiều màu sắc phong phú ở mỗi địa phương , khi làm lễ tế Thần linh thể hiện tính văn hóa sinh động vô cùng khó ai hình dung trước nổi .


Quan niệm vạn vật ư linh , vạn pháp qui Thần đó là nền tảng lớn lao của tín ngưỡng chính thống . Linh thiêng nhưng rất thực . Khi tổ quốc lâm nguy thì mọi người đều đứng lên , ra tay gánh vác , chết sống đều được nêu danh thiên cổ .


Như đã nói , Thần Đạo Việt thờ cả danh nhân hay người có đạo lý lớn lúc sinh tiền . Khi mất đi danh nhân được dân lập đền Thần để thờ phụng quanh năm cúng tế rộn rang . Nhất là dịp tết , dịp lễ .


Người xưa nói – đạo thờ cúng tổ tiên hoặc là đạo hiếu hay đạo làm người thế mà có những kẻ gàn dở hơn , gán cho thờ tổ tiên không phải là đạo ? Đáng buồn cười vì cái đầu óc đặc sệt của cái tư duy đen tối chưa chịu rời ra khỏi cái tinh ma đó thôi .


Những lễ hội của đạo làm người thờ cúng tổ tiên – vui chơi của cha mẹ ông bà con cháu cũng nên xây dựng sáng tạo thêm . Đừng ham ‘’ văn minh rẻ tiền ‘’ cứ thấy thiên ạh làm gì ta chạy theo a dua theo cái đấy . Trước nhất là tư tưởng văn hóa .


Người đại Việt tự hào chính đáng về tinh thần , tự chủ , tự quyết , đời sống văn hóa của mình , không cần cứ theo đuổi cách sống ‘’ văn hóa tầm thường ‘’ như lễ hội valentine , lễ hội hóa trang ma quỷ của người ngoài .


Đạo lý người việt là Đạo thờ Trời đất .


Tinh Thần Đại Việt trọng Tổ quốc – tự do – độc lập .


Trọng tổ tiên giống nòi , thống nhất dân tộc với tinh thần buổi ban sơ là truyền thuyết Lạc Long quân và Bà Âu Cơ – sinh ra một bộc trứng Thần nở ra trăm con có ý nghiã đồng bào ruột thịt cùng một mẹ sinh ra .


Tôn sư trọng đão , coi trọng tình bằng hữu , coi trọng tình nghĩa gia đình .


Trọng phận sự ( bổn phận làm người ) – người là chủ thể có bổn pậhn với vũ trụ vạn vật .


‘’Trong vũ trụ đâu mà không phận sự ‘’ Nguyễn Công Trứ .


‘’ Một gánh kiền khôn quảy tếch ngàn ‘’ Gánh trời đất trên vai mình để làm tròn thiên chức làm người với trời đất vạn vật sinh linh .






ĐẠO NHÀ .


Đạo Nhà là đạo chính thống thờ cúng Trời đất , Tổ tiên v…v… . là đạo thờ nguồn gốc thần minh của dòng giống tộc Việt . đạo làm người còn gọi là đạo nhà . Đạo nhà , cụ Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao thời chống lại bạo cường của giặc Pháp à văn minh Tây Âu xâm lược .


Cụ bảo phải giữ đạo nhà sao ngày nay cháu con có kẻ bảo nước Nam ta không có đạo ?


‘’ Khuyên đừng ăn bã của văn minh nước ngòai mà phản lân hại nước , trước là phản đạo – Tam Ích bảo Lý Thái Bạch xưa kia thả cái đạo tình trên giòng nước chảy , như Khổng Phu tử - nước như người quân tử chảy về bể cả vô cùng .






Ngày nay có người viết :


Ngàn xưa hoa trắng phiêu du


Nước sa buồn với mùa thu cách nguồn






Hoa trắng – tinh thể của lẽ đẹp trường cửu trên giòng thời gian – có sự gì đó tương ứng giao hưởng với thơ của văn hào Shakespeare Anh Quốc :


Dòng song – con nước là đạo trường tồn bất tận càng về bể cả càng mênh mông đại hải ( Khổng Tử ) .


‘’ Nước xuôi ra bể , lại mưa về nguồn


Câu thơ ‘’ Về Nguồn ‘’ của Tản đà mang trong lòng đạo lý của ngườiViệt muôn đời . đó là chân lý , đâu cần phải có đình chùa , nhà thờ mới là có đạo .


Chỉ mỗi câu thơ siêu hình mang cả sự kỳ bí của nền văn minh Ẩn – của Đại Việt , ta đã có đạo nhà , đạo thờ Trời .


Và cái đó là gì . Cái bất diệt bất tử đó mà cõi vô thường có bao phủ cũng chẳng hề hấn gì . Đó là mặt trời chân lý – sự trường cửu của tinh thần Đại Việt , của quê hương Việt Nam vẫn rạng chói quang chiếu trước bao nhiêu giông bão của các xu thế mới , của các thế lực tham tàn , gây tội ác đối với dân tộc Việt .


Tất nhiên là có rất nhiều kẻ bẩn tay tạo ra rất nhiều thảm cảnh thê lương cho quê hương nòi giống .


























































































NỀN VĂN MINH ẨN VỚI NỀN VĂN HÓA PHÂN THÂN ĐA DẠNG VIỆT NAM .










Dân Nam nứơc không rộng , người không đông . Thời káhng chiến chống NGuyên Mông tòan dân chỉ có một triệu người . tuy là thắng giặc , nhưng tiêu hao lực lượng , mất mát nhà cửa , ruộng vườn , tang tóc , thương bệnh đầy rẫy . Nhà Trần bị kiệt quệ sau đó không bao lâu phải bị suy vong .


Lúc đó ở nước Nhật chỉ nghe tin quân Mông Cổ tràn sang phải rèn đúc khí giới hao tốn tiền của , dòng lãnh chúa đang trị vì cũng chẳng bao lâu sụp đổ . Chiến tranh mang nhiều thảm họa cho dân tộc , dù chiến thắng thì sự mất mát di hại không biết sao mà lường .


Vì thế mà Thần Đạo lúc nào cũng chủ xướng an hòa , cúng tế trời đất , lập hương án , dâng tràng như Đàn Nam Giao , cầu cho quốc thái dân an , thiên hạ thái bình thịnh trị , Đó là tài đức của bậc anh minh trong sử Việt .


Đúng là suốt 4,5 ngàn năm chiến tranh giữ nước , nhân dân Việt đều đồng tâm hiệp lực chống giặc dù cho giặc thù có mạnh đến đâu thì niềm tin tuyệt đối vào Việt Thần lại càng bao trùm lên cả hồn sông núi Việt mà chiến đấu , chiến thắng . Ta đã đánh trường kỳ , từng lấy đỏan binh khống chế trường trận . thời đại mới có cách đánh mới . Dân tộc Đại Việt kỳ tài , nhiều bậc kiệt xuất giúp nước . Đó là trời xui nên vậy ! Việt linh ! .


Như thế độc lập , tự chủ , sang định an thái là tinh thần cao cả của Đại Việt Thần Đạo .


Bằng vào lịch sử nước và giữ nước , Việt tộc không ngừng đối phó với mộ lân bang lớn mạnh nhất là Trung quốc . tuy có lúc hòa đó rồi lại chiến lọan đó , mà chủ chiến vẫn là Bắc và Tây Phương . Và cứ mỗi lần phương Bắc xâm chiếm thì nước mất nàh tan . đền đài , đình miếu , linh vị , hương án , văn thơ , mồ mả ông bà cha mẹ cũng bị đào , bị phá , bị đốt , nhất là các lăng mộ công Thần không ngòai mục đích thực hiện thủ đọan đồng hóa , vơ vét , báo vật của dân Việt . kể cả cái gương mất Nỏ Thần vào đời Nhà Thục là một bài học lớn . Mọi bí mật quốc Gia đều phải bí truyền , cho nên Hưng Đạo vương đã viết : ‘’ Vạn kiếp bí truyền thư ‘’ . Tiếc thay quân nhà Minh và tên cẩu vương Chu Đệ đã sai moi móc sạch đem hết vế Tàu ( xem sử lược Trần Trọng Kim ) .


Từ đó người việt càng vô cùng thận trọng hơn . các báu vật quốc gia , được giấu kín . Đến lăng mộ , đình đài , cả chùa miễu , cũng xây bình dị , không cần nguy nga , tráng lệ .


Khi giặc xâm lược , cái gì cũng mất . Riêng cái đạo giữ nước . Thần Đạo huyền diệu nhất của Việt tộc thì kẻ thù không thể nào lấy đi được . Tâm thành ấy thấu động lòng Trời Đất . văn minh Thần Đạo là một hợp sáng , mang sứ mệnh cao cả thiêng liêng trước lịch sử dân tộc Việt . Đó là đạo lý trừơng tồn của quốc gia Đại Việt .


Có ân thì đền , có óan thì trả .


Ân óan phân minh là tinh thần của người trượng phu hào kiệt . Tuy nhiên khi Trung Quốc và Việt nam giao hảo thuận lợi thì việc phát triển Thần Đạo Việt Nam và đạo Nho , đạo Lão càng liên kết vào nhau thành một tam giáo đồng nguyên là Thần Đạo , Thánh đạo , Tiên đạo .Ngòai ra còn có Phật giáo và các nguồn tôn giáo lớn ở Á Châu và Trung Á đã đến lập thành các kiến trúc khác .


Lúc đó từ công ích xã hội , người Hoa ở Đất Việt tại các vùng rộng lớn như tỉnh thành Sài Gòn Chợ Lớn lập Đền Bà Thiên Hậu , đền thờ Ông Quan Thánh , cũng như Đình Phong Phú và Lăng ông Bà Chiểu ( Lăng Tả quân Lê văn Duyệt )


















( Đình Phong phú – Thủ Đức – spkt )














( Lăng Ông Bà Chiểu – Trịnh Minh Nhựt )






Đền thờ cúng lễ bái luôn luôn đông đảo . Tất cả có sự pha trộn hòa nhập của văn hóa Thần Đạo với nhau trong một xã hội nhiều biến đổi , mà nền ảtng bất di bất dịch của văn minh Đại Việt Thần Đạo vẫn vững bền .






























TÍNH CHẤT NỀN TẢNG VĂN HÓA VIỆT










Về mặt tư tưởng là các ý niệm về triết lý , các phạm trù được nhân Thần hóa ra một vị , như Thần Mưa , Thần Mộc , Thần rừng , Thần Đực , Thần Cái , Nguyệt Thần , Nhật Thần , cũng là những nguyên lý âm dương , các hiện tượng suy diễn từ vũ trụ đến vạn vật đầy tính chất huyền thọai , biểu tượng nên đời sống . Thần linh trong thiên nhiên được nhân tính hóa , nhân lọai hóa , từ sự sinh họat trong làng xã , thị thành đến cư dân vùng bình nguyên làm lúa ruộng , từ trên cao nguyên bản làng đến vùng duyên hải có người ở đâu thì Thần theo đó để hộ trì . Niềm tin duy Thần phổ biến của thời thượng cổ khi mà các hiện tượng giới của vũ trụ còn mơ hồ chưa khám phá theo sự hiểu biết về khoa học mới . tuy nhiên sự khám phá ra về vật lý , hoá sinh , thí dụ như Tiến hóa thuyết hay lý thuyết tương đối có vai trò quyết định hơn lẽ siêu hình của văn hóa , văn minh cao hơn nền văn hóa song hình là hình nhi thượng vũ trụ và hình nhi hạ nhân sinh . Sở dĩ gọi song hình , không bảo là nhị hình là vì lúc nào sự hiện diện của con người cũng có sự hiện hữu của tâm linh , cùng hòa nhập trở thành con người có linh cảm nhận thức và hành động chỉ là một . Phần Một này có phần diệu lý riêng của nó ( hữu thể ) .


Từ đó thấy rõ sự hữu ích của sự cộng sinh , có chiến đấu mới thấy sự đòan kết là sức mạnh vĩ đại . Phải hợp quần cho đến thành tựu , làng xã lúc nào cũng phải có vị lãnh tụ tinh thần nên có tù trưởng bộ lạc , liên kết dần đến lãnh đạo làng nước , tòan dân tộc và có chế độ quân chủ văn minh , tình nghĩa là điểm cần phải nêu lên khác với chế độ chính trị Pháp quyền của Âu Châu .


Thần thọai quan trọng nhất , còn tôn sùng ý chí của Thần linh của mẹ vĩ đại là Bà Âu Cơ Tổ Mẫu đã đẻ ra một bọc sinh trăm con ý nghiã cùng một bọc mà ra ( đồng bào đó ) đã quy tụ thống nhất các bộ tộc Việt làm nên Tổ quốc tinh thần dân tộc , xây dựng quê hương , lưu truyền nòi giống , bảo vệ danh dự tổ tiên , dân tộc . Vì thế mà tinh thần quốc gia mới xuất hiện , vì không chỉ riêng cả thế giới chỉ có một lòai người , một sắc dân , mà trên thế giới có nhiều chủng tộc , nhiều địa lý , chính trị , nhiều miền , nhiều châu thổ , mà khi vua Hùng định quốc đô ở Phong Châu và xây dựng công nghiệp muôn đời của dân tộc vĩ đại này .


Xuân Diệu xưa kia viết : ‘’ Ôi Quốc gia nhân lọai ! Ôi thế giới gia đình . Một sớm mai hồng . Vâng một bình minh xanh . Con mắt trẻ hồng môi thiếu nữ , tôi sẽ trở về …’’


Hay :


Tôi là cây kim


Tôi là sợi chỉ


Quyết may lại cuộc đời


Cho liền trong vạn kỹ


Đó là tình nghiã nhân loại của một thế giới con người mà lòng thi nhân muốn hảo hợp tòan diện , trở thành duy nhất quý trọng thông cảm và ỵ6y thương nhau , tương ái nhau mãi đẹp thay nền văn minh sáng rực của tình nghĩa đồng bào mà tổng thể nhân sinh quan của người Việt đã dầy công vun đắp nên vậy . Thế giới vô hình hay vong tình bất kỳ với quan điểm nào thì thế giới ấy đã vong thân bội tình đối với tòan thể quốc gia nhân lọai và không có nhân tình chân thực nữa ! Đây cũng là nền văn hóa tâm linh kỳ diệu từ tâm thức truyền lên , hòa với thần thức mênh mông khắp đất trời và lòng người Đại Việt .


Văn hóa Thần là nét đẹp kỳ bí phổ quát tự nhiên như nắng sớm mưa chiều , như thời tiết khí hậu tạo nên nét sinh động bàng bạc lan tỏa khắp cỏ cây , núi sông , sự vật trong đời sống bình dị cao khiết đã bao đời .


Văn hóa tâm linh ẩn tang vô tận các truyền thuyết như lên núi cao nhìn cánh chim Thần ưng , xuống ao đầm bắt thuồng luồng , cá sấu . Ngừơi sông nước đi lại truân chiên qua các thác ghềnh sóng to gió lớn thường có tâm niệm .


Lênh đênh qua cửa Thần phù


Khéo tu thì nổi vụng tu thời chìm














( Cửa biển Thần phù – tại Nga sơn Thanh hóa – từ tourbalo )






Chìm nổi là cái kiếp phù sinh trên dòng đời chìm hay nổi , sống hay chết cũng là do con người có tu đức hay không mà thôi .


‘’ Có đức mặc sức mà ăn ‘’ . câu nói cửa miệng dân gian rất thực tế . Đạo lý của dân tộc Việt là như thế . Có đạo , có đức , là ăn ở phải đạo làm người , là biết trọng già quý trẻ biết tương thân , tương ái , biết bổn phận và thương kính lẫn nhau . Trong xã hội ngày nay đôi khi rất hiếm điều ấy .


‘’ Tiếng chào cao hơn mâm cổ ‘’ăn bữa giỗ lỗ bữa cày ‘’ . Lời nói ẩn dụ , câu nói nôm na mà thực tế . tâm linh văn hóa ở đây là lẽ đẹp , lẽ chân , lẽ thiện mỹ tự lòng người dâng lên , đạo lý con người chan hòa từ trong xóm làng , trong xã hội .


Người Việt Nam vì có sự gắn kết tình nghiã và với lẽ phải va danh dự trong truyền thống chiến đầu . danh dự đó trên hết là tinh thần Đạo lý của nền văn hóa dân tộc Việt , nền triết lý và tư duy Việt chứ không lấy tư duy vay mượn của người ngòai được .


Đạo lý dân tộc Việt rất gần với Nho giáo – Lão giáo và Phật , cho nên Thần Đạo là một tổng thể đã được hợp sáng hóa bởi nền văn minh , văn hóa Việt . Vừa có cái cốt tủy , cái thể tính là Thần Đạo đã cùng ba tôn giáo ngọai lai kết hợp lại thành một tòan khối là tứ giáo đồng nguyên . Từ lâu đời , bản sắc dân tộc mang đậm nét văn hóa Thần Đạo nên tình nghãi quyết định tất cả mọi bổn phận làm người , vì thế cụ tổ sư Tam Ích nói đạo tình trong thi ca và Kim Định mới nói nhiều về Minh đạo , Việt thần , Việt Linh , mới đi sâu vào Thần Đạo của dân tộc Việt .


Đã có nhiều tư liệu sưu khảo về đồ đá văn hóa Thần Đạo , tục thờ đá cát , phù chú về Thần Linh là nền văn hóa siêu hình khắc ghi viết trên đá . Cho nên người ta thờ đá là như thế . Nền văn hóa Maiya của người da đỏ còn có các đền xây bằng đất nung , ta có các nhà mồ chon hài cốt tổ tiên bằng cách dựng đá xung quanh . Nghiên cứu sâu ta thấy các thành phần xã hội đã nói lên tính chất đặc thù này . Mộ đá lớn , mái đá to hùng vĩ bao nhiêu thì gia tộc , dòng họ đó danh vọng bấy nhiêu , hay ta thử đọc lại trang báo trích từ câu chuyện ‘’ di chỉ văn hóa sắp ngập nước lòng hồ Sơn La ‘’ để thấy thêm Thần thọai , huyền sử dân tộc đang’’ trầm tư ‘’ ở đó đã bao đời ( của Phạm Ngọc Dương ) .


Trong văn hóa Thần Đạo không những đã trọng người tuổi cao tác lớn mà còn xem cây cối lâu năm , tuổi thọ cao cành lá che phủ cả một vùng , nơi đó còn ghi nhiều di tích lịch sử hiển linh .


Dưới đây là cây dã hương ngàn năm tuổi được săn sóc chu đáo như con cháu săn sóc cho các cụ già .










( Cây dã hương ngàn năm tuổi – dulichbacgiang )






Ngừơi Nam có niềm tin đặt vào ý tại ngôn ngọai như cây thiên tuế ( cây sống ngàn vạn tuổi . cây vạn thọ , cây hòang mai , cây đào , nói lên niềm vui trong sáng , hạnh phúc xinh tươi thắm thiết .


Trong ácc dịp lễ , tết , cổ truyền , người Việt thường có mâm ngũ quả như ãmng cầu , trái dừa , quả xòai , trái đu đủ , chum sung ( nói theo giọng Nam bộ là Cầu – vừa –đủ -xài – sung ) đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên cùng với hương khói , ngọn đèn ( huyền hỏa ) lung linh thắp sáng như ánh thái dương soi rõ đường về dương thế cho những linh hồn ông bà , cha mẹ và người thân đã khuất .






















( Mâm Ngũ quả miền Nam – Blog .yumi.com) ( Mâm Ngũ quả miền bắc có chuối –trantruongca .multiply.com)










Các lòai hoa như hoa hướng dương , bong huệ trắng tinh khiết , bong trà my đẹp tuyệt trần , nhánh hóa đào rực rỡ , Cây Bạch mai là lọai Thần mai quý hiếm của đất Lĩnh Nam Việt Nam đều được tán dương .


Ôn Như Hầu có câu :


Ánh đào kiểm lâm bông não chúng


Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành .


Hoặc :


Xương mai một nấm hao gầy


Tóc mai một mài đã dầy tuyết sương


( Nguyễn Du )


Để nói lên vẻ đẹp nhân cách hóa của các lọai hoa đào , hoa mai …






Người cũng viết :


Quyền tạo hóa trời tranh mất cả


Chút tiện nghi chẳng trả phần ai .






Tuy nhiên Nguyễn Du đức cái chủ thể tính của nhân lọai làm chủ thể của thiên nhiên sự vật và định mệnh con người .






Có trời mà cũng có ta .


Xưa nay nhân định thắng thiêng cũng nhiều


Tư tưởng hiện tồn phóng họat đã hiện hữu trong thơ Việt từ lâu đời , đâu phải chỉ Sartre hay Kierkergarr mới có , hay M. Heidegger mới đặt vấn đề hữu thể .






CÁC THẦN THẢO MỘC






Khác với những dân tộc Tây Âu hay Châu Phi , người Việt tôn quý lọai danh mộc lâu đời bằng cách giữ gìn tinh khiết . Quanh dưới cội giá và cây to như Thần Cây Lê , cây đa , thường thì đặt miếu đình dưới tang cây thờ Thần linh luôn săn sóc cắt tỉa cành nhánh bị sâu mọt và không bày các vật dơ bẩn dưới cội cổ thụ ấy . Đó là đạo Minh chánh , thanh cao của người Việt .






ĐỐI VỚI THUẦN PHONG MỸ TỤC .






Cổ tục xâm mình và nhuộm răng đen , cũng là một nét đặc biệt của Việt tộc , khi mà thế giới rất hiếm có ngọai trừ dân Đại Việt từ văn hóa Hùng Vương để lại . Về trang sức các mỵ nương , các hòang hậu thời Hùng Vương đã có vương miện , có hoa tai bằng đồng … đó là văn hóa Đông Sơn theo dòng lịch sử truyền kỳ và truyền nhân . Truyền thống đã tạo cho ngành kim hòan , các phẩm hạnh đạo lý về dung mạo , cung cách từ xưa đến nay , trải qua bao đời đã phát triển thành lễ hội từ cúng thờ tổ kim hòan , cho đến việc xã hội hóa nghề trang sức hiện đại , đã tỏ ra bản lĩnh trang sức làm đẹp trong dòng văn hóa Đại Việt . ta có thể nói , trước hết là sự biểu dương tài hoa và tôn vinh vẻ đẹp yêu kiều của phụ nữ Việt . Cuộc thi nữ hòang trang sức Việt nam , cũng như cuộc thi Hoa hậu Việt Nam ở nước ngòai , đã thực hiện được sự tôn vinh vẻ chân thiện mỹ của nữ lưu Việt nam trước thế giới .


VÀ nhất là đem lại lòng tự hào , khát khao về vẻ đẹp trường cửu của người Việt. So với các người đẹp và công nghệ làm đẹp thế giới , vẻ đẹp Việt Nam có lẻ bền bỉ , phong nhiên , đầy tài hoa , đặc sắc , không kém gì các nước tân tiến . Nếu không nói là nhan s8ác Việt , trang phục Việt biểu dương tinh Thần Đại Việt rất huy hòang , chân thực nữa là đằng khác .Danh dự và vẻ đẹp vĩnh cửu Việt nam ở các mỹ nhân hiền thục nết na , những vẻ thiên kiều bá mỵ ấy , đã làm rung động lòng người . Điều đó chúng ta tin rằng phụ nữ nước Nam phải chứng tỏ được mình , niềm tin và danh dự của sự tiết liệt đoan trinh đáng tự hào trong văn hóa nhân lạoi . đẹp như tiên nữ , đẹp như Bà Chúa Ngọc Hoa , đẹp như Thần Tiên Dung . Trong vẻ đẹp mê hồn của người phụ nữ , đẹp đến xuất Thần .


Em có phải là con tạo háo


Hay em lá cái lá nho xanh


Hay là huyền hỏa tái sinh


Hay là phún thạch muôn nghìn năm xưa .






Chữ Thần của nền văn hóa Việt đa dạng hiện họat trong cuộc sống tâm linh đời đời của dân tộc . Chúng ta đừng quên rằng văn minh Thần Đạo là nếp sống , là sức mạnh của Việt Nam bao gồm cả xã hội tính . linh khí ấy hiện diện khắp cả trời đất , sông núi , con người , xã hội và lịch sử Việt .


Nếu không như thế , làm sao Việt tộc có cả kho Thần tích , Thần kỳ , Thần tốc , Thần thánh , Thần mục trong giữ nước , phát triển và hội nhập cùng nhân loại , thế giới hiện đại .


Có người nói thới Bắc thuộc – khi nhà Hán xâm chiếm nước ta các thứ sử Tích quang , Nhâm Diên , Sĩ Nhiếp mở học hiệu dạy dân ta lễ giáo là một cái công .


Thật sự đó là mưu sâu , hiểm độc của bọn nhà Hán , muốn đồng hóa chúng ta . Giặc Tàu thường khi trong nước có lọan , chúng đưa quân ra ngoài biên cảnh để hướng cái lọan ra ngòai nước .


Và ngay cả ở thế kỷ XXI này , người tàu vẫn luôn nói rằng họ muốn có nhiều thuộc địa rộng lớn , xa xôi hơn nữa và tương lai , họ không còn giới hạn trong lĩnh thổ đang có mà hướng tới mở rộng không gian sinh tồn . Một giấc mơ Tàu .


Tàu vẫn cho mình là nước lớn – Trung Quốc là ở giữa , là cái rốn của văn hóa văn minh thế giới và luôn quay về Trung , luôn đem Nho giáo là đạo Nhà Hán , xâm lấn cả nền văn minh Thần đạo Việt .


Đạo Khổng theo sau lớp binh tướng Tàu cướp nước ta , khi thể hiện âm mưu đồng hóa , thì đụng ngay tinh thần văn minh Lạc Việt – Văn Lang . vì thất nhân tâm chính trị đối với dân Nam , bọn quan lại Tàu uy hiếp triệt để nhằm tiêu diệt tư tưởng và đạo lý người Việt .


Tục thờ cúng tổ tiên , thờ Trời đất Thần linh (Thần thọai siêu nhiên ) cho đến thờ các bậc nhơn Thần ở đình miếu lăng tẩm đều bị chúng phá sạch . Nước bị cướp thì nàh tan . đất bị xâm chiếm và bọn thống trị vơ vét đốt phá bạo tàn . Dân ta phần nhiều lánh lên rừng hiểm trở để xây dựng căn cứ địa chống lại . Có lần binh tướng Bà Triệu thua trận , giặc Tàu đuổi đến gần núi có thờ Thần Kim Qui , bỗng có bong rùa thiêng đón nhận và xóa sạch tất cả dấu vết của binh tướng Việt , vì thế quân Tàu không biết đâu mà truy kích .


Thời Hùng Vương thường mang trống đồng theo để đánh giặc , nên thờ Thần núi Đồng Cổ . Đến đời nhà Trần vẫn còn tục vua quan ra đền Đồng Cổ để ăn thề .


Đời Gia Long ,Minh Mạng , Tự Đức thì cúng Trời ở đần Nam Giao .


Vua nước Đại việt , vừa làm vua cai trị dân vừa đảm nhiệm tế lễ trời đất , rửa ấn hay lễ đăng quang , đó cũng là một vị giáo chủ của Thần Đạo Việt Nam - Nhà vua có trọng trách những nghi lễ quan trọng nhất của quốc gia , như giỗ tổ Hùng vương và các công thần đời trước .


Giặc phá làng xóm , đốt nhà thờ … Họ phá cung , miếu , đình làng thì dân Nam đem thờ tổ tiên trong nhà , nơi bàn thờ hay tủ thờ kê ở giữa , hằng ngày cúng tế thắp hương tưởng nhớ ông bà . đến ngày giỗ chạp thì bà con nội ngọai đều đến đi giỗ , vừa để nhớ đến người khuất mặt , vừa để quần tụ bên nhau với tình nghĩa họ hàng , gia đình , làng xóm .


Không có đình thì người nước Nam lập bàn Thông thiên nhỏ , đặt một bàn ván độ 5 tấc vuông , trên một chiếc cột dựng thẳng xuống đất , trên bàn thông thiên có lư hương , bình hoa và đĩa trái cây , chun nước trắng tinh khiết để cúng thiên địa Thần , Có lẽ trên thế giới không có một lọai bàn thờ nào kỳ bí đến thế .


Đây là một lối thu hình ẩn dạng nhỏ lại mà chứa cả vũ trụ Thần linh huyền nhiệm trong đó . Thần Đạo gọi là tiểu đình , nhà Phật có núi Tu di ‘’ khi thì lớn sừng sững giữa trời . Khi thì nhỏ như hột cải ( bát nhã ba la mật ) . Khổng Tử cũng có nói : ‘’ đạo ẩn ư tiểu hành ‘’


Thơ Chế Lan Viên có câu :


Em hãy lắng nhìn xem trong kẽ lá


Một mặt trời giả dáng một vì sao .


Chiếc bàn thông thiên nhỏ thờ trời đất , Thần linh đó là biểu tượng sâu kín nhất của nền vănminh ẩn mà tổ tiên ta để lại đến nay .Giặc có đánh phá tan nát , nhưng khi giặc đi rồi chỉ trong khỏanh khoắc ta đã làm chiếc bàn thông thiên khác dựng lên như cũ , mau lẹ và bình thường thế đó , mầu nhiệm thần kỳ .


Tàu đưa Thần thánh của Nho giáo vào Việt Nam bảo là khai hóa dân ta nhưng kỳ thực là để tiêu diệt Thần Đạo Việt Nam (Thờ Thần Đồng Cổ ) . Chúng không bao giờ tiêu diệt nền văn minh Đông sơn ấy được và tuy hằng ngàn năm , nhưng thời nào cũng có anh hùng hào kiệt nổi lên đánh đuổi giặc thù .


Đó là tinh thần yêu nước , trọng độc lập tự do và đánh giặc cũng vì nghĩa đồng bào và danh dự của người Việt . Người Việt không thờ Thần thánh của Tàu , ngọai trừ một số ít người Việt không thờ Ngọc Hòang thượng đế của Tàu , mà chỉ thờ ông Trời Việt Nam .


Trong dân gian có Thần thọai ông Trời Việt lấy vợ là Tây Vương mẫu, là bà chúa tiên của Tàu thuộc đạo giáo ( Lão Tữ ) để trêu chọc , kêu ngạo mà chơi . Trong phong tục tập quán tín ngưỡng dân gian , bao giờ cũng phản ảnh cuộc sống với tinh thần độc lập tự chủ và đạo thờ Thần linh của văn hóa Việt .


Càng về sau này , đạo Phật , đạo Khổng , lão đã được Việt hóa để làm lợi khi tinh tần cho ta . ta lấy văn hóa Tàu để chống Tàu . Trong dân có câu ‘’ Giáo Tàu đâm chệt ‘’ là thế !


Nhưng người trung quân ái quốc yêu dân , dù có là nhà Nho thì cũng lấy tinh tần Nho giáo để giữ nước Việt , chống quân thù . Chiến tranh triền miên , lúc đựợc lúc thua , nhưng mất nàgn năm dựng nước vẫn vẹn tòan độc lập đến hôm nay và không ngừng phát triển mạnh hơn , sâu xa hơn , huy hòang phấn chấn hơn . Đất nước Việt hùng ,mạnh là nhờ có đức tin Thần đạo , có lá gan của người giữ nước , của dòng dõi Lạc Hồng .


Hệ thống tổ chức của Thần Đạo nhập vào việc tế tự trời đất Thần linh ( Thành Hoàng ) đều do vua chúa và các quan chức bộ lễ và các quan làng xã đảm nhiệm , thường thì mỗi ngôi đình là một biểu tượng Thần Đạo Đại Việt cũng nhưĐạo Thiên Chúa có nhà thờ , Ấn độ giáo có đền tháp , Cao đài giáo có Tòa Thánh vậy .


Điều đặc thù nhất là lễ rước sắc ‘’ Thành Hòang bổn cảnh ‘’ của vua ban , lễ hội tưng bừng nào cờ , nào chiêng , nào trống đình vang vang báo hiệu ngày khai hội cúng tế .


Tiếng trống đình như mệnh lệnh vừa uy nghiêm như tiếng nói của chư Thần , nhưng cũng mở ra cõi Thần bí linh thiêng hòa hiệp với lòng người , đem lại nguồn sống văn hóa , sôi động , hào hứng . Ở đây hệ thống là hệ thống tinh thần , văn hóa tâm linh đã thành cội rễ mọc sâu trong lòng dân tộc .


Nhìn sang c1c cư dân Bắc Mỹ , các dân tộc Navahu các dân tộc thời đại đồ đá mới của Anh quốc , những quan niệm tín ngưỡng về thờ đá , thờ trời và đất , Âm và Dương như ta có Thần Đực và Cái .


Bầu trời người Việt gọi là cha Trời , quả đất người Việt gọi là mẹ Đất . tiếng vọng sấm sét từ đất dây lên khiến động lòng , động dục từ Trời . cả hai giao hòa nhau , mưa tuôn , tất cả cây cối mọc mầm , hạt lúa trổ bông , mọi sự vật , sinh vật đều sinh sôi nảy nở . Cũng như cha và mẹ kết duyên sinh sản ra đàn con cháu nối dõi tổ tông đời đời .


Trước khi nhìn vũ trụ bằng khoa học , con người đa 4nhìn vũ trụ từ con tâm , từ tấm lòng của mình . Và sự tôn thờ Trời Đất tổ tông Thần Minh Việt , Hùng Vương , Việt Tổ , cũng tương ứng với nhau , cùng một tính và đó cũng là tín ngưỡng trọng Thần của Thần đạo Đại Việt ta . Chỉ có Trời Đất là Đấng Tạo hóa của Việt tộc , cai quản tất cả chứ không có ông Thượng đế nào káhc ban điều lệnh và đạo lý của họ với quốc gia Đại Việt được .


Trời đất , tổ tiên , cha mẹ , ông bà … tiếng nói dân tộc , đó chẳng phải là những điều tối cao , tồi đại của dân tộc chúng ta và lúc nào cũng bất tử , bất di , bất dịch , của văn hóa tư tưởng cựu truyền của dân Đại Việt sao . Những điều linh thiêng huyền diệu này khiến cho đất nước , con người Việt được truờng tồn , được tồn sinh vô tận .


Chúng at há phải chạy theo các thuếyt vô thường mà coi nhẹ thể văn minh tư tưởng đạo nhà , cũng không thể được và không có ý nghĩa chân lý tồn tại của nó đâu ! Chúng ta trọng Phật vì Phật từ bi quảng đại và cao cả .


Nhưng thi hào Bùi Giáng nói : ‘’ Đức Phật ở xa chúng ta quá …’’


Thi sĩ Tạ Ký : ‘’ Phật thì xa , Chúa cao vút tầng không . Phật tại tâm , nhưng tâm lại bồng bềnh . Tiếng chuông chúa không ru hồn kẻ khổ ‘’ .


Cũng như Khổng , cũng như Thiên chúa hay Hồi gáio , Ấn Độ Giáo rất xa chúng at , sự thật là chúng ta chỉ tiếp nhận và Việt Hóa được phần nào thôi . Thần Đạo Đại Việt có đủ đầy tất cả các phạm trù tư tưởng phong phú vô tận đối với bất kỳ tư tưởng nào . Cả hiện sinh từ sartre hay Kierkergarr hay Niestche hay M. Heidegger hay cả Đại thừa Hoa Nghiêm và Mật Tông Ấn Độ Giáo .


Ta cũng có Thiền phái Trúc lâm từ Trần Nhân tôn hòa nhập với Thần Đạo và Lão giáo về chân lý vĩnh hằng , siêu nhiên cũng đã vô cùng kỳ bí lớn lao rồi .


Thần Núi , ThầnRừng như Thần Đồng Cổ , Núi Hồng Lĩnh , Thần Sông – Sông Lam Việt Nam là nơi qui tụ nghĩa binh kháng chiến chống giặc . Vì thế mà nơi này như xứ Nghệ An có nhiều đền miếu được xây dựng lên từ Mai Hắc Đế đền ngày nay . Có đền Củi thờ bà Chúa Liễu Hạnh và Hưng Đạo Vương


















( Phủ Giày - Đền thờ Bà Chúa Liễu Hạnh )














Đền Hòanh Sơn – Đền Trung Cần và lăng mộ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp . Một danh sĩ đã từng từ quan về ở ẩn tại núi Thiên Nhẫn ( Nam Hoa ) . Một trang quốc sĩ , một bậc thánh triết với tất cả lòng ưu dân ái quốc sau ba lần từ chối cuối cùng mới chịu cộng tác với vua Quang trung để xây thành Phượng Hòang Trung Đô . Tại sao vua Quang Trung hòang đế chiều chuộng Phượng Hòang mà không lấy tên thành là linh vật Thăng Long , vì Thăng Long đã có trước , người lấy linh vật thiêng liêng để biểu thi vẻ nguy nga tráng lệ , có lẽ vì bà Hòang hậu Ngọc Hân ,






( Đền thờ quang Trung - )






Ttiếc rằng di tích còn đó mà bóng người xưa và mối bi tình lịch sử của Quang Trung và Ngọc Hân công chúa đã thoắt ‘’ gãy cành thiên hương ‘’, chỉ còn để lại bản trường thi ai óan , một nỗi niềm bi thiết của nàng qua bài ‘’ Ai tư vãn ‘’


Gío hiu hắt phòng tiêu lạnh lẽo


Trước thềm làn hoa héo don don !


Cầu tiên khói tỏa đỉnh non


Xe rồng thăm thẳm , bóng loan dàu dàu


Nổi lai lịch dễ hầu than thở


Trách nhân duyên mờ lỡ cớ sao


Sầu sầu thảm thảm xiết bao


Sầu đầy dạt bể , thảm cao ngất trời !


Từ cờ thắm trở về đất Bắc


Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương


Rút dây vâng lệnh phụ hòang


Thuyền lan chèo quế thuận đường vu qui


Trăm ngàn dặm quản chi non nước


Chữ nghi gia mừng được phải duyên


Sang yêu muôn đội ơn trên


Rõ ràng vẽ thúy nổi chen tiếng cầm


Lượng che chở vụng lầm nào kể


Phận đinh ninh cặn kẽ mọi lời


Dẫu rằng non nước biến dời


Nguồn tình ắt hẳn chút vơi dầu là


Lòng đùm bọc thương hoa đóai cội


Khắp tôn thân cùng đội ơn sang


Miếu đường còn dấu chưng thường


Tùng thu còn rậm mấy hàng xanh xanh


Nhờ hồng phúc đôi cành hòe quế


Đượm hương sương dây rễ cùng tươi


Non Nam lần chúc tuổi trời


Dâng câu thiên bảo bày lời Hoa phong


Những ao ước trập trùng tuổi hạc


Nguyền trăm năm ngỡ được vui vầy


Nào hay sông vạn bể vùi


Lộng trời giáo giỏ , vận người biệt ly


Từ nắng hạ mưa thu trái tiết


Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên


Xiết bao kinh sợ lo phiền


Miếu thần đã đão , thuốc tiên lại cầu


Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước


Phương pháp nào đổi được cùng chăng ?


Ngán thay , mày tạo bất bằng


Bóng mây thoắt đã ngắt chừng xe loan


Cuộc tu tán bị hoan kíp bấy


Kể xum vầy đã mấy năm nay


Lênh đênh chút phận bèo mây


Duyên kia đã vậy thân này nương dâu


Nằm trọc luống đêm thâu , ngày tối


Biết cậy ai dập nỗi bi thương


Trông mong luống những mơ màng


Mơ hồ bằng mộng , bàng hòang như say


Khi trận gió hoa bay thấp thóang


Ngõ hương trời bảng lảng còn đâu


Vội vàng sửa áo lên chầu


Thương ôi quạnh quẽ trước lầu nhện giăng


Khi bóng trăng lá in lấp lánh


Ngỡ tàn vàng nhờ nhớ cảnh ngự chơi


Vội vàng dạo bước tới nơi


Thương ôi vắng vẻ giữa trời tuyết sa


Tưởng phong thể xót xa đòi đọan


Mặt rồng sao cách gián lai nay


Có ai chốn ấy về đây


Nguồn cơn xin ngỏ cho hay được dành


Nẻo u minh khéo chia đôi ngã


Nghãi đòi phen nồng nã đòi phen


Kiếp này chưa trọn chữ duyên


Ước gì kiếp khác vẹn tuyền lửa hương


----


Chữ tình nghĩa trời cao đất rộng


Nỗi đọan trường còn sống còn đau


Mấy lời tâm sự trước sau


(164) Đôi vầng nhựt nguyệt trên đầu chứng cho .






Bài ‘’ Ai tư vãn ‘’ của bà Hòang hậu khóc thống thiết cái chết bất thường của một vị đại anh hùng dân tộc là chồng mình đến thốn cả tim gan . Đó là cái đạo Tình của một mẫu nghi thiên ạh , có tài văn chương lỗi lạc và một tình cảm sâu kín bền bĩ với thiên thu vạn đại của tinh thần văn hóa Thần Đạo Việt Nam . Vậy nếu ai chưa đi hết đọan đường tình , có lẽ chưa thông đạo nghĩa của con người , của người Việt để rồi lý luận quàng xiên tín ngưỡng chính thống của chính tổ tiên mình . Kiệt tác ‘’ Ai tư vãn “ biểu thị đạo tình nghĩa vua tôi , vợ chồng sâu kín nhất , mà các giòng duy lý của tư tưởng Âu Châu không hề đạt tới . Vì thế nên Martin Heidegger mới coi siêu hình học là một thất bại của văn minh Âu Mỹ , mà trở về bàn lại cái tinh lý nguy nga thâm mật từ Thần thọai huyền sử và từ thơ của đệ nhất thi hào Đức Holderlin ( Xin đọc thêm con đường ngã ba của cụ Bùi Giáng ).


Nói như thế mang vóc dáng tư tưởng không cần phải đạt tới tột cùng của lẽ tồn sinh của mộng tình , để đạt tới tinh thể của thi ca , tinh túy nghiêm mật của đạo thể .


Nói như thế cũng có nghãi rằng Tư tưởng Việt , Triết lý Việt , Đạo lý Việt là lọai ẩn tàng nghiêm mật từ những chuyện “ tình “ chuyện sử của con người . Tình sử hay huyền sử , cổ tích hay Thần thọai mới mở rộng tâm thức , Thần thức ra mà đón nhận âm vang của thiên địa , của siêu thể vô hình .


Như ta chờ đón Nàng thơ :


“ Em hát trong rừng sao


Tôi ngủ dưới cội đào


Chợt mùa đông tuyết phủ


Biết tìm em phương nào “


TTK


Hay


Trăng sao thiên địa lên lời


Rằng ta vẫn cứ yêu người ngàn năm !






Đó có phải là cái đạo tình trường mộng siêu hình của con người và tạo vật chăng ?


Đạo lý đối với vạn vật trong sự sùng tín về thế giới linh thiêng , người Việt tôn kính và xem các cây đại thụ hằng ngàn năm tuổi , hàng trăm năm như là một lão trượng , một vị Thần mộc hiện lên che chở cho mái đình , quán chợ . Người làng nước thường cất am , miếu dưới tàn cây , thắp hương và khấn chư vị Thần trú ngụ từ ngàn năm trên cành nhánh xum xuê hoa quả ban cho sự sống và bóng mát cho làng nước . Người Việt trọng cây đa đầu làng , cây càng to càng linh ứng , như tượng trưng cho sự phúc thọ an khang của làng nước . Những lọai cây quý hay cây thiên tuế mọc lâu đời trong núi , cây dâu tằm , cây cau , đều có cổ tích huyền thoại linh thiêng về tình nghĩa vợ chồng , cũng như xưa kia ở Bỉ người ta trọng cây móng rồng là cây thiêng , người Tàu quí cây bạch quả , thường dùng để chữa bệnh . Coi như Thần mộc vì nó có cây đực và cây cái , có âm có dương .


Cũng vì tín ngưỡng , có lọai cây mà người dân cũng ngại trồng, ngại cúng đầu năm , như ở miền Nam người ta kỵ cúng chuối đầu năm .Mà thường thì mua mai về chưng ba ngày tết để lấy hên . dán giấy vàng vào cửa , vào lu có ý nghĩa của cải vàng bạc dư giả , vàng đem sự thịnh vượng tới cho mọi nhà .


Thần thọai Việt nam có Thần vàng , Thần Lửa … và Thần Bếp gọi là Ông Táo .


Ngày 23 tháng chạp Ông táo về Trời để tấu sớ lên thiên đình cho Trời biết việc gia đình xã hội dưới thế gian . Ở Nha Trang có Núi Đá Hòn Chồng Hòn Vợ . có đền thờ Thần Nữ Thiên Y A Na .










( Tháp chàm Nhatrang – ninhthuan ) ( Dấu bàn tay – hòn chồng – bacninh)






Có dấu tay Thần ghi trên vách đá , có vết chân Thần ở các tảng đá lâu đời , có cả bãi tắm theo truyền thuyết là Tiên ở thượng giới xuống tắm trên bãi biển .


Cảnh đẹp thần kỳ được thế giới công nhận là bãi biển đạp nhất . Văn hóa Việt cái gì đẹp nhất , cái gì tốt nhất , hay nhất người ta gọi là Thần .


Bãi tắm Thần tiên ở Nha Trang đẹp mênh mông xứng đáng là nơi hội tụ sắc đẹp sông núi vô cùng mỹ lệ , hùng vĩ nguy nga .


Thần Đạo Chăm với các tháp , đền thờ Bà Ponagar , thờ Linga theo tín ngưỡng Ấn Độ Giáo . Khi dân Việt Nam thực hiện cuộc Khai khẩn đất hoang về Phương Nam , thì đình miếu Việt được xây lập lên khắp làng xã , từ cao nguyên đến đồng bằng , hải đảo .


Các Đền Nguyệt Hằng , các ngọn Hồng lĩnh , hay Núi cấm , Thất Sơn nơi nào cũng có am cốc của người tu hành , cũng có miếu thờ Thổ Địa , Thần Tài ..


Đi vía Bà ở Châu Đốc hằng năm có chục triệu người chen chúc nhau xin xăm , rước lễ dự hội ..Ngày nay , đền miếu linh thiêng sung túc vô cùng .


Ở Sài Gòn có Lăng ông Gia Định thờ Tả quân Lê Văn Duyệt , Đền Hai Bà Trưng .


Có đình thờ Thọai Ngọc Hầu và đình Thạnh ph1u Đình ở nhiều quận thờ xen nhau , có các đình Thần người Trung Quốc thờ Quan Thánh , có miếu thờ Bà Quan Âm . Ở đường Nguyễn Bỉnh khiêm , có đền thờ Hùng Vương , đường Võ Thị Sáu có đình thờ Trần hưng Đạo Vương , nơi nào cũng có miếu , đình của Tam giáo và Thần Đạo , cả các đền thờ của Hồi giáo ở khu gần Chợ Cũ ( Chợ Bến thành ) . các chùa thờ Phật thì nguy nga bề thế hơn , người đi lễ Phật xong lại đi Lễ Bà Chúa Xứ , đi lăng Ông bà Chiểu . Mọi người thi nhau đi hết các đình chùa bằng tất cả lòng thành , để hái lộc đầu năm , với nén hương lớn trong tay .


Cuộc vui đầu xuân rộn rã , đượm màu sắc Thần linh ở khắp ngã đường .


Các lọai cây quý đều được đem chưng bày va Chợ Tết vô cùng huyên náo như đầy thêm sinh khí của buổi đầu năm .


Đạo lý Việt Nam anh linh bàng bạc khắp núi sông và có từ rất sớm , trước khi có các tôn giáo khac truyền giáo tại đây , tại sao bảo nước Nam là không có đạo ?


Ta hãy coi lại huyền thọai linh thiêng Phủ Tây Hồ để thấy lòng dân sùng đạo vô cùng , nơi thờ Nữ Thần Giáng Tiên là con của Ngọc Hòang Thượng Đế xuống trần cứu dân độ thế .










( Phủ Tây Hồ - hachi181 )